Bất động sản BLÓG

Bất động sản, thông tin thị trường, giá cả, biến động và xu hướng mới nhất của thị trường bất động sản

Dự án BĐS nghìn tỷ biến thành chợ bán chim cảnh

Dự án Khu đô thị dịch vụ Vạn Phúc (phường Vạn Phúc – Hà Đông – Hà Nội) được xây dựng cơ sở hạ tầng khá đồng bộ nhưng hoang phế, gần đây dự án này đã bị biến thành... chợ chim cảnh.


Khảo sát của PV Infonet, chợ chim được người ta tận dụng mặt bằng bỏ hoang dự án để hoạt động khá đông đúc, người mua kẻ bán, người ngắm xem chim cảnh nhộn nhịp… Đủ loại chim cảnh họa mi, cu gáy, chích chòe… được chào bán khá nhộn nhịp, giá bán rao động từ 400 đến 700.000 đồng/con

Một người dân bán thức ăn cho chim cảnh sống gần đây cho biết, hơn 1 tháng nay, dự án đã được tận dụng làm chợ chim cảnh, đáp ứng thú chơi chim của một bộ phận người dân.




Hạ tầng đường sá, điện đã đầu tư xong để họp chợ chim cảnh
























Nguyễn Hiếu

Read More...

Cho thuê căn hộ 22 m2 với giá 0 đồng/tháng

Khách hàng tại TP.HCM sẽ đóng tiền cọc là 200 triệu đồng và trả tiền gửi xe, phí quản lý hàng tháng. Hết thời gian, chủ nhà sẽ trả lại toàn bộ tiền.

Ông Nguyễn Văn Đực, Phó giám đốc Công ty địa ốc Đất Lành, cho biết công ty đang thăm dò phản ứng của thị trường với 22 căn hộ dự án chung cư Thái An tại quận 12, TP HCM. Mỗi căn hộ cho thuê có diện tích 22 m2.

Với mô hình này, người thuê sẽ đưa cho chủ đầu tư 200 triệu đồng và có quyền sống căn hộ đó từ 6 tháng đến hai năm. Hàng tháng người thuê không phải trả tiền thuê nhà, ngoại trừ phí quản lý chung cư và tiền giữ xe. Sau thời gian đó, nếu không muốn ở nữa chủ đầu tư sẽ trả lại 200 triệu đồng tiền đặt cọc. Trong trường hợp muốn mua luôn căn hộ trên thì sẽ thương lượng với chủ đầu tư theo giá tại thời điểm đó.

Giải thích về việc đưa ra mô hình cho thuê này, ông Đực cho rằng trong lúc khó khăn, mỗi doanh nghiệp phải tự tìm một cách nào đó để tồn tại. Đây cũng là cách huy động vốn để để tiếp tục đầu tư xây dựng, đồng thời giúp giải quyết hàng tồn kho của mình.

Theo Thời báo Kinh tế Sài Gòn

Read More...

"Chính phủ không bao giờ chỉ tập trung cứu nhà giàu"

"Giải cứu thị trường bất động sản (BĐS) không chỉ là giải cứu cho người giàu, mà đây cũng là cơ hội để cho người có thu nhập thấp, thu nhập trung bình có thể tiếp cận được nhà ở".

BĐS đã một thời lãi "khủng", trở thành một trong những ngành nghề hái ra tiền rất nhanh chóng. Bởi vậy khi thị trường BĐS đang khủng hoảng, nhiều ý kiến cho rằng việc "giải cứu" thị trường BĐS cũng chính là giải cứu cho người giàu. Còn đối tượng đang gặp khó khăn thì giấc mơ nhà ở vẫn là một cái gì đó xa vời...

Trao đổi về vấn đề này, tại phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 1, Bộ trưởng Chủ nhiệm văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam khẳng định không có chuyện giải cứu cho người giàu, mà thời điểm này chính là cơ hội để đối tượng thu nhập thấp, thu nhập trung bình trong xã hội có thể tiếp cận được với nhà ở.


Chính phủ đang thực hiện nhiều giải pháp, tạo cơ hội cho người có thu nhập thấp tiếp cận với nhà ở. Ảnh LD


Xoay quanh câu chuyện thị trường BĐS gặp nhiều khó khăn, vấn đề này cũng đã được bàn tới khá nhiều trong phiên họp thường kỳ Chính phủ đầu năm 2012. Theo Bộ trưởng Đam, trước khó khăn thách thức này, Chính phủ đã giao cho hai Bộ khảo sát và báo cáo cụ thể hai vấn đề. Một là Bộ KH&ĐT phải rà soát về thực trạng DN Việt Nam. Sau đó Bộ này đã báo cáo, cập nhật tình hình khá đầy đủ.

Thứ hai, Chính phủ giao cho Bộ Xây dựng phối hợp cùng các địa phương khảo sát, đánh giá lại thực trạng thị trường BĐS. Nghị quyết của Chính phủ đã được ban hành dựa trên những kết quả, đánh giá khảo sát của các cơ quan chức năng với địa phương. Căn cứ vào thực trạng như vậy Chính phủ đã đề ra những giải pháp cụ thể để giải cứu thị trường.

"Chính phủ không bao giờ chỉ tập trung cứu nhà giàu. Trong điều hành Chính phủ luôn nhất quán, ưu tiên cho những đối tượng khó khăn trong xã hội. Chúng ta đã đổ nhiều công sức phát triển nông thôn, và các chương trình xóa đói giảm nghèo. Trong quá trình giải quyết vướng mắc về thị trường BĐS, giải pháp ưu tiên hành đầu là giúp người nghèo, người thu nhập trung bình mà trước đây không thể tiếp cận được nguồn vốn và cũng không đủ tiền để mua căn hộ. Bây giờ đối tượng này sẽ được tạo điều kiện hơn" – Bộ trưởng Đam chia sẻ.

Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ cũng nói thêm rằng, thị trường BĐS ở Việt Nam rất khác so với các nước. Thị trường BĐS chủ yếu là nhà ở và văn phòng cho thuê, ở nước phát triển đã hoàn thành từ rất nhiều năm nay. Còn nước ta nhiều dự án mới đang trong quá trình, thậm chí mới bắt đầu thực hiện.

"Bên cạnh đó tâm lý của chúng ta cũng không giống các nước. Vì ở các nước, người có thu nhập trung bình – những người làm công ăn lương, giải pháp đầu tiên người ta nghĩ đến là thuê nhà. Còn ở ta do thói quen truyền thống bao giờ cũng muốn sở hữu nhà riêng. Những vấn đề này đã được các bộ ngành, Chính phủ tính tới. Sắp tới đây tất cả các giải pháp cụ thể về tài chính, tín dụng, đất đai trong điều kiện quy hoạch và quản lý quy hoạch xây dựng đều nhằm mục tiêu tháo gỡ thị trường BĐS, nhưng đồng thời cũng coi đây là một cơ hội giúp những người trước đây vốn khó khăn về nhà ở có thể thực hiện được".

Bên cạnh đó một số công trình dân sinh như bệnh viện, trường học đang khó khăn cũng có thể đẩy nhanh được tiến độ.


Nguyễn Dũng

Read More...

Mở bán đợt cuối dự án Golden Land Building

Công ty CP Dịch vụ và Địa ốc Đất Xanh Miền Bắc phối hợp với Tập đoàn Hoàng Huy tổ chức mở bán dự án Golden Land Building vào ngày 2/2/ với nhiều ưu đãi nhân dịp xuân Quý Tỵ.

Theo đó, mỗi khách hàng mua căn hộ trong thời gian này sẽ được nhận quà tặng giá trị lên tới 200 triệu đồng một căn. Đây là đợt mở bán cuối cùng dự án Golden Land trong năm Nhâm Thìn 2012 với thông điệp "Mua nhà đón Tết - Tặng ngay 200 triệu". Trong đợt mở bán này, khách hàng sẽ có cơ hội sở hữu một căn hộ cao cấp ngay nội thành Hà Nội và trung tâm quận Đống Đa. Mức giá gói bàn giao thô từ 21,5 triệu đồng một m2 (chưa bao gồm VAT).


Phối cảnh Golden Land Building.

Chung cư cao cấp Golden Land tọa lạc trên diện tích gần 2,4 ha với tổng mức đầu tư khoảng 4.500 tỷ đồng. Đây là tổ hợp khép kín gồm khu thương mại, văn phòng, dịch vụ và nhà ở cao cấp. Dự án mang phong cách hiện đại châu Âu do công ty tư vấn thiết kế nổi tiếng Archipel (Pháp) thiết kế và nhà thầu Posco E&C (Hàn Quốc) thi công.

Golden Land có ba tòa tháp cùng chung khối đế. Ba tầng hầm ga-ra với tổng diện tích sử dụng lên đến gần 40.000 m2 có sức chứa gần 900 xe ô tô, chưa kể xe máy. 5 tầng trung tâm thương mại với đầy đủ các tiện ích như bể bơi, nhà hàng, cafe, trung tâm chăm sóc sắc đẹp cùng nhiều thương hiệu nổi tiếng. Có khoảng hơn 600 căn hộ cao cấp, các tầng 25 và tầng 27 của từng tòa nhà được bố trí mảng cây xanh trong từng căn hộ.


Ngày 2/2, Công ty CP Dịch vụ và Địa ốc Đất Xanh Miền Bắc phối hợp với chủ đầu tư mở bán đợt cuối trong năm 2012. Khách hàng giao dịch trong đợt mở bán này sẽ được tặng quà lên tới 200 triệu đồng.

Khu căn hộ được thiết kế cao cấp với mỗi mặt sàn được bố trí từ 8 đến 10 căn hộ với 6 thang máy chất lượng cao cấp. Căn hộ có diện tích đa dạng từ 91, 100, 115 đến 133 m2, từ 2 đến 4 phòng ngủ. Các phòng đều có không khí và ánh sáng tự nhiên. Các thế hệ mầm non của Golden Land sẽ được hưởng hệ thống giáo dục mầm non liên kết quốc tế với chương trình phát triển trí tuệ toàn diện cho trẻ thơ. Golden Land còn nằm gần các trường đại học lớn tại Hà Nội, liền kề nhiều khu thương mại, siêu thị, bệnh viện, cách trung tâm bờ hồ Hoàn Kiếm khoảng 5 km.


Thông tin dự án Golden Land Building, khách hàng liên hệ Công ty CP Dịch vụ và Địa ốc Đất Xanh Miền Bắc, 521 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội. Hotline: 0936909191 - 0942689191.

Golden Land Building Được khởi công vào giữa năm 2011. Hiện tại tòa tháp B của dự án đã được xây đến tầng 24, dự kiến cất nóc tháng 3/2013. Tòa A đang được thi công đến tầng 2 dự kiến bàn giao vào quý IV/2014. Phương thức thanh toán khá linh hoạt được chia làm 6 đợt cùng với chính sách hỗ trợ vốn từ Ngân hàng BIDV và MB Bank. Khách hàng có thể vay vốn tối đa 70% giá trị căn hộ với thời gian từ 10 tới 15 năm.

Minh Trí

Read More...

Địa ốc ồ ạt M&A đầu năm

Làn sóng mua bán, sáp nhập, thoái vốn của các doanh nghiệp địa ốc đang tăng nhiệt sau khi Chính phủ ra đề án giải cứu nền kinh tế và chủ trương hỗ trợ thị trường bất động sản.

Tổng giám đốc Công ty địa ốc Đất Xanh (DXG), Lương Trí Thìn cho biết, trung tuần tháng 1, doanh nghiệp đã mua lại 2 dự án nhà ở tại Thủ Đức và Gò Vấp. Các dự án sẽ hướng đến phân khúc căn hộ nhỏ giá mềm nhằm khai thác thị phần nhà giá rẻ tại TP HCM. Ông Thìn cho hay, dự kiến sau Tết, Đất Xanh sẽ cho khởi động dự án này.

Ngày 17/1, Công ty cổ phần tư vấn thương mại dịch vụ địa ốc Hoàng Quân (HQC) công bố mua một phần dự án Khu nhà ở cán bộ công nhân viên tại Bà Rịa - Vũng Tàu. Cụ thể, HQC mua lại 11.680,8 m2 đất (trên tổng diện tích 3,53 ha) và xây dựng nhà liên kế, biệt thự và đặt tên thương mại là Cinderella 2.

Công ty Hoàng Quân cho hay sẽ mở bán 150 căn nhà liên kế và biệt thự thuộc dự án Cinderella 2 trong tháng 1/2013. Hiện dự án đã hoàn thiện cơ sở hạ tầng, giá đất dự kiến khoảng 270-300 triệu đồng một nền, chi phí xây dựng nhà ở chưa công bố. Đây là dự án thứ 5 doanh nghiệp thâu tóm trong 13 tháng qua.

Bên cạnh hoạt động thâu tóm dự án có không ít ông lớn, quỹ đầu tư lần lượt thoái vốn đầu năm 2013. Giữa tháng 1, Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Prudiential Việt Nam (Prudential) đã bán 1,2 triệu cổ phiếu của Công ty cổ phần đầu tư và kinh doanh nhà Khang Điền (mã KDH). Sau giao dịch này Prudential giảm tỷ lệ sở hữu cổ phiếu KDH từ 3,79% xuống 1,13%. Ngoài ra, Quỹ Đầu tư Cân Bằng Prudential (PRUBF1) cũng đã bán hơn 870 nghìn cổ phiếu KDH, giảm tỷ lệ sở hữu từ 3,91% xuống 2%.

Ngay từ tháng 1/2013, thị trường địa ốc đã ồ ạt mua bán, sáp nhập, thoái vốn. Ảnh: Vũ Lê.


Cũng trong tháng 1, nhằm cơ cấu lại hoạt động của doanh nghiệp, HĐQT Công ty cổ phần thế kỷ 21 quyết định giải thể Công ty TNHH Cam Ranh Thế Kỷ 21. Công ty con này có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cấp ngày 21/1/2010 tại TP Nha Trang, Khánh Hòa.

Ngoài ra, Công ty cổ phần Thế Kỷ 21 còn chuyển nhượng 52,5% vốn trong Công ty TNHH khu nghỉ dưỡng Bãi Dài tại Khánh Hòa cho Công ty Soleman Services A. Sau khi thoái vốn, C21 chỉ còn nắm 20% vốn điều lệ Công ty Bãi Dài, tương đương 16,6 tỷ đồng.

Tại Hà Nội, nhiều doanh nghiệp bất động sản đang chật vật hoàn thành kế hoạch thoái vốn còn dang dở. Ngày 9/1, Bộ Xây dựng yêu cầu Tổng công ty lắp máy Việt Nam (Lilama) thoái vốn khỏi các công ty bất động sản do tài chính khó khăn, tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu cao.

Tương tự, Vinaconex vẫn loay hoay chưa thoái xong 50% vốn điều lệ khỏi dự án Bắc An Khánh (tương đương hơn 21 triệu USD). Đại diện Vinaconex cho hay: "Nhiều đơn vị muốn mua và đã có những cuộc thương thảo nhưng tổng công ty chưa 'chốt' nên giao dịch vẫn chưa hoàn tất".

Trong tuần thứ hai của tháng 1, Công ty Perdana ParkCity (thuộc Tập đoàn Samling, Malaysia) đã mua lại 40% cổ phần của phía đối tác là Vinaconex - Hoàng Thành trong dự án Park City. Như vậy, Perdana ParkCity đã nâng mức sở hữu lên 100% cổ phần tại dự án này.

Phó chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam, Phạm Sỹ Liêm phân tích, việc hàng loạt doanh nghiệp bất động sản thoái vốn trong bối cảnh thị trường trầm lắng là hết sức bình thường, không đáng lo ngại nếu chủ đầu tư tìm được doanh nghiệp mua lại, hoặc tiếp quản dự án tốt hơn. Bởi lẽ, vốn của các cổ đông vẫn được đảm bảo và dự án vẫn tiếp tục được triển khai.

Tổng công ty lắp máy Việt Nam (Lilama) phải thoái vốn khỏi lĩnh vực bất động sản. Ảnh: Hoàng Lan


"Ở Việt Nam, nhiều đơn vị không muốn công khai điều này vì ngại mang tiếng làm ăn thua lỗ. Song thực chất việc thoái vốn khỏi dự án này để tìm đến một dự án khác khả thi hơn là xu thế phổ biến trên thế giới", ông nói.

Trao đổi với VnExpress.net, ngày 28/1, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần phát triển nhà Thủ Đức, Lê Chí Hiếu tiết lộ: "Trong tháng 1, chúng tôi đã nhận được rất nhiều lời đề nghị hợp tác từ các doanh nghiệp bạn. Địa ốc cực kỳ khó khăn nên nhu cầu liên kết, sáp nhập, thoái vốn trở nên cấp bách hơn bao giờ hết".

Theo ông Hiếu, năm 2013 M&A bất động sản không chỉ sôi động ở khối nội mà khối ngoại cũng ngấp nghé săn cơ hội đầu tư. Đông Nam Á có Singapore, Malaysia còn Châu Á có Nhật, Đài Loan, Hàn Quốc đang tìm cách đàm phán để mua được giá hời.

Tổng giám đốc Công ty địa ốc Đất Xanh, Lương Trí Thìn dự báo: "Năm 2013 thị trường vẫn còn nhiều khó khăn nhưng sẽ là năm lịch sử M&A của bất động sản Việt Nam".

Theo ông Thìn, thị trường địa ốc diễn biến theo sơ đồ hình sin, tức là có lúc lên, lúc xuống. Trong chuỗi thăng trầm đó, khi về đến đáy chắc chắn sẽ có nhiều cuộc đổi ngôi, tức mua bán, sáp nhập, thoái vốn diễn ra mạnh mẽ. Năm 2012 địa ốc đã suy giảm nhiều trong suốt 4 năm khủng hoảng, doanh nghiệp đang chết đuối và họ cần tìm những chiếc phao.

Các chuyên gia cho rằng, M&A sẽ là chất xúc tác quá trình xử lý hàng tồn kho, tái cấu trúc bất động sản trong năm 2013. Ngoài việc trông chờ vào sự hỗ trợ bằng chính sách tài khóa của Chính phủ, doanh nghiệp đã chủ động thoái vốn, thúc đẩy mua bán, sáp nhập để tự gỡ khó. M&A đóng vai trò tích cực trong việc hỗ trợ hệ thống ngân hàng thanh lọc nợ xấu.

Vũ Lê - Hoàng Lan

Read More...

17.000 doanh nghiệp xây dựng thua lỗ

Doanh nghiệp có lãi chiếm khoảng 66% trong tổng số gần 56.000 đơn vị. Số kinh doanh thua lỗ là 17.000 doanh nghiệp, tăng hơn 2.000 so với năm 2011.

 
Thị trường địa ốc khó khăn, nhiều doanh nghiệp phải treo banner bán ngay tại... ngã tư đèn xanh đèn đỏ. Ảnh: Hoàng Lan

Theo số liệu Bộ Xây dựng vừa phát đi chiều nay, tính đến 31/12/2012, tổng số doanh nghiệp ngành xây dựng đang hoạt động là gần 56.000, tăng hơn 7.000 đơn vị so với năm trước. Tổng số doanh nghiệp có lãi là 37.197, trong khi năm 2011 con số này hơn 33.300. Số đơn vị kinh doanh thua lỗ là 17.000 doanh nghiệp, tăng hơn 2.000 so với năm 2011.

Tổng số doanh nghiệp dừng hoạt động hoặc giải thể là 2.637, trong đó có 2.110 doanh nghiệp xây dựng, 527 doanh nghiệp kinh doanh bất động sản. So với năm 2011, tỷ lệ doanh nghiệp xây dựng dừng hoạt động, giải thể tăng 6,2%, doanh nghiệp kinh doanh bất động sản tăng 24,1%.

Giá trị sản xuất xây dựng cả nước ước đạt khoảng 720.170 tỷ đồng, tăng 9,6% so với năm 2011. Theo báo cáo của 40 địa phương, số dự án đề nghị điều chỉnh tổng mức đầu tư trong năm 2012 là hơn 3.700 dự án với tổng chi phí cần điều chỉnh bổ sung khoảng 49.200 tỷ đồng, tăng 36% so với tổng mức đầu tư đã phê duyệt.

Năm 2013, Bộ Xây dựng cho biết sẽ tiếp tục hoàn thiện các cơ chế, chính sách đồng thời tập trung giải quyết khó khăn của thị trường bất động sản gắn với thực hiện Chiến lược nhà ở quốc gia nhằm tăng nhanh diện tích nhà ở xã hội, nhà ở cho người có thu nhập thấp...

Trong bối cảnh tình hình thị trường bất động sản khó khăn, việc giải cứu địa ốc đang gây nhiều tranh cãi. Theo Bộ Xây dựng, bất động sản liên quan đến nhiều ngành nghề khác nhau, do đó, việc tháo gỡ khó khăn là cần thiết để cứu cả nền kinh tế. Còn một số quan điểm cho rằng, không cần thiết phải cứu địa ốc và nên để địa gia địa ốc trả giá cho sai lầm của mình.

Hoàng Lan

Read More...

Căn hộ cho thuê 0 đồng

Loại hình cho thuê căn hộ này đang được chủ đầu tư biến tấu như một cách giải quyết hàng tồn kho và huy động vốn.

Ông Nguyễn Văn Đực, Phó giám đốc Công ty địa ốc Đất Lành, cho biết công ty đang thăm dò phản ứng của thị trường với 22 căn hộ dự án chung cư Thái An tại quận 12, TP HCM. Mỗi căn hộ cho thuê có diện tích 22 m2.

Với mô hình này, người thuê sẽ đưa cho chủ đầu tư 200 triệu đồng và có quyền sống căn hộ đó từ 6 tháng đến hai năm. Hàng tháng người thuê không phải trả tiền thuê nhà, ngoại trừ phí quản lý chung cư và tiền giữ xe.

Sau thời gian đó, nếu không muốn ở nữa chủ đầu tư sẽ trả lại 200 triệu đồng tiền đặt cọc. Trong trường hợp muốn mua luôn căn hộ trên thì sẽ thương lượng với chủ đầu tư theo giá tại thời điểm đó.

Giải thích về việc đưa ra mô hình cho thuê này, ông Đực cho rằng trong lúc khó khăn, mỗi doanh nghiệp phải tự tìm một cách nào đó để tồn tại. Đây cũng là cách huy động vốn để để tiếp tục đầu tư xây dựng, đồng thời giúp giải quyết hàng tồn kho của mình.

Theo TBKTSG

Read More...

Năm 2013: Năm của thị trường căn hộ phổ thông

Hàng loạt NH đang vào cuộc hỗ trợ lãi suất, hỗ trợ vốn cho người có thu nhập thấp mua nhà là một tín hiệu đáng mừng và được mong đợi như một giải pháp dần hâm nóng thị trường BĐS năm 2013.



Thị trường BĐS TPHCM trong bối cảnh quỹ căn hộ có giá dưới 1 tỉ đồng chiếm chưa đến 30%, còn lại chủ yếu là căn hộ cao cấp và trung cấp. Sẽ không có gì đáng ngạc nhiên khi có những lo ngại trong thời gian tới khi một khối lượng tiền khổng lồ được bơm vào phân khúc căn hộ phổ thông này có khả năng làm mất cân đối cung cầu.

Giải pháp xương sống trong nhóm giải pháp kích thích hỗ trợ thị trường BĐS nhắm vào phân khúc căn hộ phổ thông (diện tích 70m2, giá bán dưới 15 triệu đồng/m2, giá trị mỗi căn hộ khoảng 1 tỉ đồng). Người mua nhà trong nhóm đối tượng được ưu đãi sẽ được vay tiền mua nhà với lãi suất khoảng 6-8%/năm. Đồng thời, chủ đầu tư của các dự án xây dựng căn hộ phổ thông cũng được vay vốn… Đó là những giải pháp cụ thể sẽ được triển khai trong thị trường BĐS năm 2013. Một loạt các NH đã công bố sẽ tham gia chương trình này bằng cách dành một nguồn vốn lớn để cho người mua nhà vay. Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam thì cho biết, Bộ Xây dựng đã làm việc với một NH lớn, NH đã cam kết dành 30.000 tỉ đồng để cho người mua nhà vay với lãi suất khoảng 6%/năm. Trong đó, 35% dành cho các chủ đầu tư các dự án xây dựng nhà phổ thông và 65% còn lại dành cho người mua nhà. Một loạt các NH khác cũng công bố hoặc giới thiệu những chính sách cho vay nhằm vào đối tượng là chủ đầu tư hoặc người mua nhà với lãi suất ưu đãi…

Với một chính sách hấp dẫn và khả thi như vậy, chắc chắn sẽ kéo được một lượng khách hàng đông đảo tham gia thị trường trong thời gian tới. Tham gia thị trường còn có chính quyền các địa phương. Chẳng hạn, TPHCM đã, đang và sẽ tiếp tục mua một quỹ căn hộ thương mại lớn để làm quỹ nhà tái định cư… Từ khi cuộc khủng hoảng của thị trường BĐS diễn ra ở phía nam sau đó lan ra phía bắc, chưa bao giờ thị trường BĐS lại đón nhận những thông tin hỗ trợ tích cực một cách dồn dập như vậy. Nắm bắt khoảnh khắc niềm tin vào thị trường BĐS đang dần trở lại, hàng loạt doanh nghiệp đã bung hàng đón đầu làn sóng mua nhà trong thời gian tới, các DN có quỹ căn hộ tồn đọng đã bắt đầu triển khai những chiến dịch bán hàng.

Mừng cho thị trường BĐS sẽ được hâm nóng, nhưng lo ngại khi tất cả các giải pháp đều nhắm đến phân khúc nhà phổ thông, một khối lượng tiền khổng lồ đổ vào phân khúc này thì liệu có thổi căng quá mức phân khúc này. Thực tế ở TPHCM, những dự án căn hộ phổ thông, từ trước nay cho dù thị trường BĐS có thăng trầm thì riêng phân khúc này vẫn bán được hàng. Thậm chí, theo ông Trần Du Lịch, phân khúc căn hộ phổ thông đang ở trong tình trạng cung không đáp ứng được cầu.

Đã có nhiều dự báo, nhiều kịch bản của thị trường BĐS được nhiều chuyên gia đưa ra, trong đó phần nhiều đều đưa ra những dự báo lạc quan. Nếu những dự báo này trở thành hiện thực nhiều khả năng thị trường căn hộ phổ thông sẽ có một năm 2013 vô cùng sôi động, tuy nhiên điều này cũng gợi lên lo ngại về việc mất cân đối cung - cầu là hoàn toàn có cơ sở. Quy luật kinh tế thị trường cho thấy, trong bất cứ lĩnh vực nào khi cầu lớn hơn cung, người tiêu dùng ít có cơ hội lựa chọn và giá sẽ tăng.

Theo Lao Động

Read More...

Doanh nghiệp địa ốc nhúc nhắc khởi động dịp đầu năm

Dù thị trường chưa thoát khỏi khó khăn, nhưng với kỳ vọng sẽ ấm hơn trong năm 2013 sau các biện pháp hỗ trợ mạnh từ Chính phủ, nhiều doanh nghiệp bất động sản đã nhúc nhắc khởi động dự án ngay trong những ngày đầu năm mới.

Ngày 5/1, CTCP Tư vấn đầu tư xây dựng Ba Đình (Ba Đình Land), chủ đầu tư dự án Chung cư Hattoco, 110 Trần Phú, quận Hà Đông (Hà Nội), đã tái khởi động dự án sau 1 năm “trùm mền”. Trước đó, vào cuối năm 2011, dự án đã được triển khai đến tầng thứ 10 này bị tạm dừng thi công vì thiếu vốn.

Việc tái khởi động dự án trong bối cảnh thị trường vẫn khó khăn được nhiều người cho là một nước cờ mạo hiểm của Ba Đình Land. Tuy nhiên, việc tái khởi động Dự án dường như đã được doanh nghiệp này toan tính kỹ. Cụ thể, cùng với việc tái khởi động dự án, Ba Đình Land cũng cơ cấu lại diện tích căn hộ, từ 80 - 160 m2 xuống còn 60 - 70 m2/căn hộ. Mức giá bán được đưa ra cũng khá hợp lý, từ 15 triệu đồng/m2. Ngoài ra, một lý do khác được chủ đầu tư đưa ra là do thị trường đã có những tín hiệu tích cực, trong khi chủ đầu tư cũng đã tìm được đối tác đồng ý rót vốn 500 tỷ đồng đầu tư vào dự án này.


Với những tín hiệu tích cực, nhiều dự án được khởi động lại để đón đầu sự phục hồi của thị trường

Trong tháng 1/2013, một dự án bất động sản đình đám khác là ParkCity Hà Nội (quận Hà Đông) cũng được chủ dự án tái khởi động sau 1 năm bất động. Trước đó, dự án này thuộc CTCP Phát triển đô thị Quốc tế Việt Nam (VIDC), liên doanh giữa Perdana ParkCity (Malaysia) và CTCP Đầu tư và phát triển đô thị Vinaconex - Hoàng Thành. Liên doanh này mới đây đã được Perdana ParkCity sở hữu hoàn toàn sau khi mua lại phần vốn góp của đối tác nội. Ngay sau khi sở hữu toàn bộ VIDC, Perdana ParkCity đã khởi động lại Dự án ParkCity bằng việc phá toàn bộ phần móng công trình bị sự cố sụt lún, với chi phí lên đến hàng trăm tỷ đồng, để xây mới toàn bộ.

Việc tái khởi động dự án ParkCity Hà Nội trong bối cảnh thị trường còn nhiều khó khăn, tuy chủ đầu tư sẽ chịu nhiều bất lợi về tài chính trước mắt, nhưng xét về lâu dài thì đây là một tính toán hợp lý của Perdana ParkCity.

Nếu không tái khởi động, chủ đầu tư sẽ đối diện với làn sóng rút vốn từ khách hàng, phần vốn đầu tư ban đầu vào dự án sẽ khó thu hồi, uy tín của doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Còn khởi động lại để phát triển ParkCity Hà Nội trở thành một phiên bản sáng tạo của Desa ParkCity (một dự án thành công tại Malaysia của Perdana ParkCity) như mong muốn của chủ đầu tư, Perdana ParkCity rất có thể sẽ gặt hái được thành công, một khi thị trường bất động sản khởi sắc trở lại.

Mới đây nhất, chủ đầu tư dự án Sky Garden là Công ty TNHH Định Công cũng đã tái khởi động Dự án sau một thời gian dài im hơi lặng tiếng.

Trước đó, dự án này cũng dính phải tai tiếng liên quan đến chậm tiến độ và áp lực đòi rút vốn của khách hàng. Thế nhưng, ngay sau khi thông báo tái khởi động, Dự án được triển khai với tiến độ khá nhanh. Theo một đại diện chủ đầu tư, phần móng công trình Dự án sẽ được hoàn tất ngay đầu tháng 2/2013, thời hạn bàn giao nhà cũng sẽ được chủ đầu tư thực hiện đúng theo cam kết hợp đồng.

Đây chỉ là một trong số nhiều dự án cả vừa công khai, lẫn âm thầm tái khởi động ngay từ đầu năm 2013. Theo nhiều chuyên gia, năm 2013, dù còn khó khăn, song với nhiều giải pháp gỡ khó đã được ban hành, thị trường bất động sản đang có nhiều dấu hiệu tích cực. Vì vậy, việc triển khai dự án lúc này, dường như các doanh nghiệp đã đón được “điểm rơi” chờ thị trường hồi phục.

Theo Đầu Tư Chứng Khoán

Read More...

Giảm giá, chuyển nhượng đè bẹp bất động sản Hà Nội

Năm 2012, thị trường bất động sản không hề được khuấy động bởi các thông tin mua bán mà thị trường năm nay chứng kiến nhiều dự án giảm giá, khuyến mãi, thoái vốn và chuyển nhượng. Hơn nữa, xu hướng giảm giá bất động sản sẽ tiếp diễn ít nhất là đến nửa đầu năm 2013 trong khi tâm lý người mua vẫn tiếp tục chờ giá giảm thêm.



Trong số các phân khúc của thị trường bất động sản năm 2012, loại hình mặt bằng bán lẻ chịu ảnh hưởng nặng nhất khi nền kinh tế khó khăn và người dân thắt chặt chi tiêu... Trong năm qua, việc các văn phòng cho thuê, và trung tâm thương mại cao cấp, mặt bằng nhà phố cho thuê chịu cảnh bỏ trống diện tích, giá thuê giảm mạnh hoặc bán cả nguyên sàn là cảnh không hiếm gặp. Đối với bất động sản nhà ở, năm 2012 cũng ghi dấu ấn ảm đạm đối với phân khúc căn hộ.


Trong khi đó, các dự án chung cư bình dân và trung cấp có khả năng hút người mua thì lại bị vướng mắc ở khâu thi công khi đa phần chủ đầu tư trong giai đoạn hiện tại không có năng lực về tài chính, và nhiều dự án tạm dừng thi công…


Tuy nhiên, trong quý 3, 4/2012, thị trường ghi nhận điểm sáng ở phân khúc nhà phố đơn lẻ, hoặc đất nền đơn lẻ. Tuy nhiên, số lượng hàng của phân khúc này không nhiều nên cũng là một điểm hạn chế cho thị trường.


Trong năm 2012, hệ lụy từ lượng vốn bị “chôn” trong bất động sản không nhỏ, gây khó khăn cho các doanh nghiệp bất động sản, các doanh nghiệp liên quan đến xây dựng cũng như cho hệ thống ngân hàng dưới các khoản nợ xấu. So với đợt trầm lắng của thị trường bất động sản cách đây vài năm, năm 2012 đang là giai đoạn cực kỳ khó khăn, một số nhà đầu tư thứ cấp và công ty nhỏ đã không còn trụ nổi.


Cho dù Tết âm lịch đang rất cận kề, nhưng các thông tin mở bán dự án, các nhà đầu tư thứ cấp vẫn tiếp tục rao bán bất động sản với mức giá hấp dẫn, đây là hiện tượng hiếm thấy từ nhiều năm nay của thị trường bất động sản. Trải qua một năm nhiều biến cố, hãy thử điểm lại thị trường bất động sản Hà Nội.


Tính trong cả năm 2012, số lượng căn hộ chào bán trên thị trường Hà Nội ước đạt 8.651 căn. Trong đó có 976 căn hộ cao cấp, 2.171 căn hộ trung cấp và căn hộ bình dân chiếm đa số với khoảng 5.504 căn.


Không được như dự báo của các chuyên gia, thị trường bất động sản vẫn tiếp tục xu hướng giảm giá trong năm 2012, giá bán căn hộ tiếp tục giảm ở tất cả các phân khúc.


Giao dịch trên thị trường vẫn tập trung ở phân khúc trung cấp và bình dân. Hầu hết các dự án này có giá bán khoảng 20 triệu đồng trở xuống.


Đáng chú ý, thị trường căn hộ trong năm nay đã xuất hiện những hình thức khuyến mãi, tặng kèm hấp dẫn và rầm rộ hơn như, mua nhà tặng vàng, mua nhà tặng ô tô. Đặc biệt, ở một số dự án các chủ đầu tư đã linh hoạt trong việc bàn giao căn hộ, khách hàng có thể lựa chọn giao nhà thô hoặc giao nhà hoàn thiện.


Trong khi đó, theo thống kê chưa đầy đủ của Bộ Xây dựng, lượng hàng tồn kho trên địa bàn Hà Nội là 3.292 căn hộ chung cư, 3.483 căn nhà ở thấp tầng. Để có thể tiêu thụ hết lượng hàng tồn kho nói trên cần khoảng thời gian ít nhất là 2 – 3 năm trong điều kiện thị trường sẽ tiến triển theo hướng tích cực. Dự báo trong năm 2012 giao dịch vẫn ở mức thấp và chỉ sôi động ở những dự án có giá bán thấp hoặc những dự án có giá bán vừa phải và tiến độ tốt.


Theo dự báo của các chuyên gia bất động sản, trong nửa đầu năm 2013, giá bán căn hộ sẽ tiếp tục giảm khoảng 10% do những biện pháp giải cứu thị trường bất động sản chưa phát huy tác dụng.


Ở phân khúc mặt bằng bán lẻ, tổng nguồn cung trên thị trường Hà Nội đạt 190.000m2, trong đó có các dự án mới khai trường hồi tháng 11/2012 như Melinh Plaza Hà Đông, Indochina Plaza Hà Nội (tháng 8/2012). Giá thuê tiếp tục giảm nhưng tỷ lệ trông gia tăng do tình hình kinh tế khó khăn nên khách thuê đóng cừa và một lượng lớn nguồn cung mặt bằng bán lẻ gia nhập thị trường tạo nên sự cạnh tranh gay gắt khiến các chủ đầu tư phải iảm giá thuê.

Dự báo trong năm 2013, các vị trí trung tâm vẫn là tiêu điểm thu hút khách thuê trong quý I dù giá thuê có giảm nhưng dự báo thị trường mặt bằng bán lẻ sẽ phát triển tương đối ổn định. Một lượng lớn nguồn cung dự kiến sẽ gia nhập thị trường trong năm 2013 nên khách thuê sẽ có thêm nhiều sự lựa chọn đồng thời cũng sẽ tạo ra sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa các chủ dự án nhằm thu hút khách thuê.

Ở phân khúc văn phòng cho thuê, tổng nguồn cũng đã tăng khoảng 10%. Trong đó khu vực Cầu Giấy, Từ Liêm, Đống Đa là nơi có nguồn văn phòng cho thuê nhiều nhất. Nguồn cung văn phòng cho thuê vẫn tiếp tục tăng mạnh từ các dự án như PVI Tower, Star Tower… các dự án này đang trong quá trình hoàn thành và tiến hành chào thuê. Điều này sẽ tạo áp lực lên các chủ đầu tư dự án khi tỷ lệ trống đang rất cao và nguồn cung mới vẫn ồ ạt gia nhập thị trường tạo nên sự canh tranh gay gắt giữa các chủ dự án.

Dự kiến trong năm 2013, thị trường sẽ đón nhận thêm những dự án mới đi vào hoạt động như tòa nhà Cornerstone với 21.000m2, EVN Twin Tower với 45.261m2, Lotte Hà Nội với 43.835m2 dự kiến hoàn thành trong năm 2014.

Theo VnMedia

Read More...

Những số liệu bất động sản ấn tượng trong tuần

Gần 700 doanh nghiệp bất động sản giải thể, Hà Nội cần 45 tỷ đôla để hoàn thiện các dự án, đề xuất về việc thành lập công ty 50.000 tỷ đồng để cứu địa ốc... là những con số ấn tượng trong tuần.

Theo số liệu tại cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, trong năm 2012 có 680 doanh nghiệp với ngành nghề kinh doanh chính là bất động sản đăng ký giải thể, ngừng hoạt động. Con số này tăng 19,9% so với 576 doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động trong năm 2011.

Số liệu của cơ quan này cũng cho thấy tính đến ngày 15/12/2012 đã có gần 390 dự án đầu tư nước ngoài (FDI) trong lĩnh vực bất động sản được cấp phép với tổng đầu tư 49,8 tỷ đôla, trong đó đã có 85 dự án giải thể và 5 dự án hết hạn với tổng đầu tư 5 tỷ đôla. Đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực bất động sản chiếm khoảng 23,32% tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.

TP HCM tập trung nhiều dự án bất động sản có vốn FDI nhiều nhất với 12,4 tỷ đôla, tiếp đến là Hà Nội, Vũng Tàu, Phú Yên, Bình Dương.... Đối tác nước ngoài lớn nhất là Singapore với 55 dự án, tổng mức đầu tư 8,6 tỷ đôla.


Gần 700 doanh nghiệp có ngành nghề kinh doanh chính là bất động sản giải thể, ngừng kinh doanh trong năm 2012. Ảnh: Vũ Lê

Cần 45 tỷ đôla để hoàn thiện các dự án địa ốc tại Hà Nội

Tuần này, Bộ Xây dựng cũng cho biết một con số bất ngờ. Theo cơ quan này tại Hà Nội, để hoàn thành toàn bộ các dự án đã giao chủ đầu tư và cung cấp thêm 520.000 căn nhà, gồm chung cư, thấp tầng, thành phố cần khoảng 904.000 tỷ đồng (tương đương 45 tỷ đôla).

"Lãi suất cho vay mua nhà chỉ khoảng 6%"

Tại phiên họp giải trình của Ủy ban kinh tế Quốc hội về giải cứu thị trường bất động sản trong tuần này, người đứng đầu Bộ Xây dựng thừa nhận với giá 1 tỷ đồng mỗi căn, người mua nhà sẽ khó tiếp cận với nhà xã hội.

"Chúng tôi mong muốn giá nhà xã hội rộng khoảng 50 m2 chỉ độ 500 triệu đồng đổ lại thôi", ông Dũng nói.

Theo ông Dũng cùng với các chính sách hỗ trợ của Ngân hàng Nhà nước như cho vay lãi suất thấp khoảng 3-6% mỗi năm. Ngân hàng Nhà nước phải có gói tái cấp vốn, các địa phương có điều kiện về ngân sách phải hỗ trợ vốn vay thì người nghèo sẽ có nhà.

Bàn về lãi suất cho vay mua nhà, ông Trần Bắc Hà, Chủ tịch Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) cũng cho rằng, chỉ nên dao động quanh 6%-6,5% một năm. Tuy nhiên, lãi suất huy động hiện nay ở mức 8%. Do đó, để ngân hàng có thể cho vay ở mức này, một loạt lãi suất khác cũng phải giảm theo. Vị này kiến nghị giảm mức lãi suất tái cấp vốn còn 4-5%. Như vậy, khi cho vay ra khoảng 6% thì ngân hàng đã lỗ 1-2%, nếu tính các chi phí hoạt động.

"Công ty 50.000 tỷ có thể cứu bất động sản"

Tuần này, BIDV cũng đưa ra đề xuất thành lập cơ quan tái cho vay thế chấp nhà ở quốc gia dưới hình thức công ty tài chính TNHH một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn hoặc nắm chi phối trên 75% vốn điều lệ. Công ty sẽ hoạt động theo 2 hình thức là tái cho vay thế chấp và mua lại các khoản nợ cho vay nhà ở thu nhập thấp từ các ngân hàng.

Theo ông Trần Lục Lang - Phó tổng giám đốc BIDV - trong 5 năm đầu, để có nguồn vốn tài trợ cho thị trường nhà ở thu nhập thấp, công ty sẽ huy động thêm khoảng 50.000 tỷ đồng vốn trung và dài hạn từ các nguồn vốn ưu đãi của Chính phủ.

Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng việc huy động số tiền này từ các nguồn vốn trên có thể gây sức ép lớn lên ngân sách và nợ công.

Ngọc Tuyên

Read More...

Cư dân Golden Westlake tiếp tục phản đối phí đỗ xe

Những cư dân không đóng đủ mức phí 2,5 triệu đồng một tháng phải mất phí lũy tiến khi đỗ xe ở hành lang tòa nhà. Trong khi đó, họ cho rằng, đây là phần sở hữu chung, chủ đầu tư không có quyền thu phí.

Trước đó, đầu tuần này, sau khi được chấp thuận áp phí đỗ ôtô 2,5 triệu đồng một tháng thay vì mức cũ 1 triệu đồng, chủ đầu tư chung cư cao cấp Golden Westlake (151 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội) là Công ty TNHH Hà Việt Tung Shing đã có thông báo tới toàn bộ cư dân. Tuy nhiên, một số hộ dân vẫn không chấp thuận.

Ông Tô Sơn, đại diện cư dân Golden Weslake cho rằng, theo thông báo của Sở Tài chính về mức phí đỗ xe tại tầng hầm, những số liệu làm cơ sở tính toán một số chi phí không đúng thực tế, sai khác so với báo cáo của tòa nhà cho năm tài chính 2011 do chủ đầu tư cung cấp.

"Theo tính toán của chúng tôi, kết quả thẩm định mức phí của Sở Tài chính là 2,69 triệu đồng một tháng đối với mỗi ô tô không chính xác", ông Sơn cho hay.

Với lý do trên, một số hộ dân không chấp thuận đóng mức phí mới. Do đó, chiều 24/1 vừa qua, chủ đầu tư đã cho lực lượng bảo vệ chặn ôtô của những cư dân chưa đóng đầy đủ phí vào trong tầng hầm. Nếu đỗ xe ở hành lang tòa nhà, họ cũng phải mua vé vào như khách là 25.000 đồng với 2 giờ đồng hồ.

Cư dân không nộp đủ 2,5 triệu đồng phải dừng xe ở ngoài hành lang và mất phí như khách (25.000 đồng đối với 2 giờ). Ảnh: Ngọc Tuyên


"Nhà chúng tôi ở đây, không thể coi là khách. Hơn nữa, đây là khu vực thuộc sở hữu chung của toàn bộ cư dân. Nếu tầng hầm còn đang tranh chấp thì có thể không cho chúng tôi xuống đỗ xe nhưng có những phần rõ ràng là sở hữu chung thì không thể bắt chúng tôi trả tiền trên diện tích đó được", ông Sơn bức xúc.

Ông Sơn cho biết, cư dân tòa nhà có đơn đề nghị UBND TP Hà Nội thu hồi các văn bản của Sở Tài chính về việc thẩm định mức phí trông giữ phương tiện tại tầng hầm. Sau khi thu hồi, cơ quan này phải kiểm tra việc phân bổ chi phí tầng hầm vào giá thành căn hộ và phí đỗ xe có sự tham gia của đại diện cư dân.

Lý giải về quyết định chặn xe tại tầng hầm, đại diện chủ đầu tư cho biết, trong thông báo gửi tới toàn bộ cư dân ngày 16/1 đã đề nghị các hộ thực hiện đúng quyết định của UBND TP Hà Nội và Sở Tài chính. Theo đó chậm nhất ngày 24/1, cư dân đỗ xe tại tầng hầm phải đóng đầy đủ 2,5 triệu đồng tiền phí.

"Sau ngày đó nếu khách hàng nào chưa đóng phí thì có nghĩa là những cư dân đó từ chối quyền đỗ xe tại tầng hầm của tòa nhà", đại diện Hà Việt Tung Shing cho hay.

Vị này cũng khẳng định đang thực hiện đúng chỉ đạo của cơ quan chức năng, nếu không đồng ý cư dân có thể kiện ra tòa. "Ra tòa nếu chúng tôi sai sẽ sẵn sàng hoàn trả lại tiền phí. Còn hiện chúng tôi được quyền thực hiện theo các văn bản này", đại diện chủ đầu tư nói.

Đây không phải là lần đầu tiên xảy ra mâu thuẫn về phí đỗ xe tại tầng hầm tòa nhà Golden Westlake. Trước đó, từ cuối năm 2011, nhiều vụ tranh chấp diện tích tầng hầm và phí trông ôtô đã xảy ra tại dự án này. Các cơ quan chức năng như UBND TP Hà Nội, Sở Xây dựng, Sở Tài chính... cũng đã vào cuộc nhưng mâu thuẫn giữa cư dân và Hà Việt Tung Shing vẫn chưa được giải quyết dứt điểm.

Bên cạnh mức phí đỗ xe, cư dân Golden Westlake cũng đề nghị UBND TP Hà Nội chỉ đạo các ban, ngành thanh tra việc chủ đầu tư đã xây dựng chung cư này không đúng như thiết kế đã được phê duyệt. Theo ông Tô Sơn, theo thiết kế, tòa nhà có 24 tầng nhưng chủ đầu tư đã xây dựng 25 tầng.

Đồng thời, cư dân đề nghị UBND TP Hà Nội cưỡng chế chủ đầu tư tổ chức Hội nghị Nhà chung cư để bầu ra Ban Quản trị tòa nhà và nhanh chóng hoàn thiện sổ đỏ.

"Chúng tôi đã nhiều lần đề nghị chủ đầu tư việc cấp sổ đỏ nhưng họ không trả lời. Họ có đang làm thật hay không và đang làm đến đâu thì không ai biết", một cư dân ở đây cho hay.

Đại diện Hà Việt Tung Shing cho biết, trước đó, hồi tháng 5/2012, đơn vị này dự định tổ chức hội nghị để bầu Ban Quản trị tòa nhà. Tuy nhiên, do chưa thống nhất vấn đề về sở hữu tầng hầm, số phiếu của chủ đầu tư... nên phải hoãn ngày tổ chức. Sau đó UBND thành phố có chỉ đạo việc bầu Ban Quản trị sẽ do UBND quận Tây Hồ chủ trì. "Do đó, hiện chúng tôi vẫn đang chờ đợi phản hồi từ UBND quận", đại diện Hà Việt Tung Shing cho biết.

Còn đối với đề nghị cấp sổ đỏ, vị này cho hay đã gửi hồ sơ về Sở Tài nguyên - Môi trường TP Hà Nội nhưng chưa nhận được phản hồi.

Ngọc Tuyên
Tags:  Dich vu ve sinh, Dịch vụ vệ sinh NVD  

Read More...

Hà Nội dự kiến phí chung cư tối đa 12.500 đồng mỗi m2

Theo dự thảo quyết định của UBND thành phố Hà Nội, mức phí dịch vụ chung cư sẽ cao gấp hơn 3 lần hiện hành.

UBND thành phố Hà Nội vừa có dự thảo quyết định về việc ban hành khung giá dịch vụ nhà chung cư trên địa bàn thành phố. Theo đó, nhà chung cư không có thang máy sẽ có khung giá dịch vụ từ 480 đồng mỗi m2 tới 4.500 đồng mỗi m2. Chung cư có thang máy sẽ có có giá dịch vụ tối thiểu 850 đồng, tối đa 12.500 đồng mỗi m2.

Trong trường hợp có nguồn thu từ kinh doanh các dịch vụ khác thuộc phần sở hữu chung, thì mức chi phí này phải được tính để bù đắp nhằm giảm giá dịch vụ nhà chung cư. Hơn nữa, trong khung giá này chưa có các dịch vụ cao cấp như tắm hơi, bể bơi, sân tennis hoặc các dịch vụ cao cấp khác.

Hiện nay, theo quyết định 4520, Hà Nội quy định mức phí dịch vụ có giá tối đa là 4.000 đồng mỗi m2. Trong trường hợp giá chủ đầu tư đưa ra vượt mức giá tối đa của UBND, chủ đầu tư phải thương thảo với khách hàng.

Mức phí dịch vụ chung cư đã nhiều lần gây tranh cãi, số đông chủ đầu tư bất động sản cho rằng không nên áp giá trần vì mỗi tòa nhà có chất lượng khác nhau, việc quy định cứng mức giá là không phù hợp.

Còn Sở Xây dựng đề xuất xây dựng khung giá dịch vụ nhà chung cư kèm thông tin tham khảo. Cơ quan này nêu, do tính chất của dịch vụ rất đa dạng về tần suất, chất lượng, nhu cầu vì vậy không thể xây dựng tất cả loại dịch vụ. Quan hệ giữa người sử dụng và bên cung cấp mang tính chất dân sự, giao dịch kinh tế thị trường, bởi vậy việc quy định cứng giá trần để áp dụng là chưa phù hợp. Sở cho rằng việc ban hành khung giá sẽ tránh mâu thuẫn xảy ra.

Mâu thuẫn về phí dịch vụ chung cư diễn ra chủ yếu ở các tòa nhà cao cấp nhất nhì Hà Nội, trong đó điển hình phải kể đến The Mannor, Sky City, Keangnam và mới đây nhất là Golden West Lake.

Hoàng Lan

Read More...

C.T Phương Nam chào bán Léman Luxury Apartments

Lễ mở bán tầng 9 và 11 khu phức hợp Léman Luxury Apartments sẽ diễn ra vào 9h ngày 30/1/2013 tại khách sạn Intercontinental TP HCM.

Nằm tại khu trung tâm quận 3, tòa nhà 24 tầng Léman Luxury Apartments có khuôn viên thoáng đãng hướng ra những con đường nhộn nhịp mua sắm bậc nhất Sài Gòn. Từ đây chỉ cần vài phút tản bộ là cư dân đã đến khu nhà thờ Đức Bà, Dinh Thống Nhất hay dạo chơi công viên Tao Đàn rợp bóng cây xanh.


Léman Luxury Apartments nằm tại 117 Nguyễn Đình Chiểu, phường 6, quận 3, TP HCM. Liên hệ Hotline: 0963866878. Website: http://www.ctplazaleman.com/.

Léman Luxury Apartments gồm 200 căn hộ mang lối kiến trúc Thụy Sỹ. Đây cũng là khu phức hợp đầu tiên tại Việt Nam được trang bị đèn pha lê cao cấp Swarovski. Không gian trong mỗi căn hộ khá thanh thoát nhờ sử dụng những thiết bị "hàng hiệu" được nhập khẩu trực tiếp.


Khu căn hộ được thiết kế thanh thoát với nhiều thiết bị cao cấp.

Hệ thống dịch vụ tiện ích đi kèm rất phong phú từ spa cao cấp, kết hợp cùng yoga, thiền, fitness đến các gói giải độc cơ thể. Hay ngay từ bồn tắm trong phòng, chủ nhân có thể bấm nút đặt món ăn tại hàng chục nhà hàng phía dưới để được phục vụ ẩm thực tận nhà. Hoặc khi có bất cứ yêu cầu gì, chủ nhân có thể nhấn nút "Instant" để được phục vụ 24/7.

Léman Luxury Apartments còn dành hẳn một khu có diện tích lên đến 12.000m2 cho trung tâm thương mại Parkson phục vụ nhu cầu mua sắm đa dạng của dân cư. Đây cũng là nơi gặp gỡ đối tác lý tưởng hay thu giãn cho cả gia đình với hệ thống nhà hàng cao cấp đem đến nhiều món ăn đặc trưng mỗi tỉnh thành Việt Nam, nhà hàng Hoa với các món ăn nổi tiếng của Quảng Đông hay nhà hàng Italy với đầu bếp nổi tiếng đến từ Milano.


Khi mua Léman Luxury Apartments, khách hàng được hỗ trợ vay đến 80% giá trị căn hộ, được hỗ trợ 0% lãi suất trong vòng 12 tháng và tham gia chương trình “Gà đẻ trứng vàng”.

Buổi mở bán sàn tầng 9 và 11 khu phức hợp Léman Luxury Apartments nằm trong sự kiện "Ngày về xuân kỷ niệm" do chủ dự án là C.T Phương Nam (thành viên Tập đoàn C.T Group) tổ chức gặp gỡ kiều bào, doanh nhân và khách hàng nhân dịp xuân mới. Khách hàng đặt mua căn hộ Léman Luxury Apartments sẽ có cơ hội nhận chuyến du lịch "Du xuân ngắm hoa anh đào tại Nhật Bản" hay "Đi lễ chùa đầu năm mới tại đất Phật Myanmar" cùng nhiều ưu đãi hấp dẫn khác.

Minh Trí
Tags:  Dich vu ve sinh, Dịch vụ vệ sinh NVD  

Read More...

Xuất hiện dạng căn hộ dịch vụ mới

Trong khi thị trường căn hộ cho thuê ảm đạm, thì loại hình căn hộ theo kiểu “boutique” lại chiếm lĩnh thị trường với tỷ lệ lấp đầy 83%.

Thị trường căn hộ dạng “boutique” thông thường là các tòa nhà với quy mô nhỏ từ 15 đến 60 căn hộ đầy đủ nội thất, gồm hai phòng ngủ với diện tích trung bình từ 30 m2 đến 85 m2 và giá chào thuê trung bình 25-28 USD/m2.

Theo nghiên cứu của công ty tư vấn dịch vụ bất động sản Cushman & Wakefield, có khoảng 3.300 căn hộ dịch vụ thuộc 63 dự án tại thị trường Hồ Chí Minh. Trong đó chủ yếu là căn hộ hạng A và B và đây cũng là hai phân hạng cung cấp nguồn cung nhiều nhất. 70% số căn hộ hạng A và B được điều hành bởi các bên quản lý quốc tế như Sedona Hotels, The Ascott, InterContinental Hotels Group, Phu My Hung, Norfolk Group, The Peninsula Properties. 30% còn lại tự quản lý.

C&W cũng quan sát thấy rằng đang có một xu hướng mới về căn hộ dịch vụ dạng boutique với 7 dự án đi vào hoạt động tại trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2010, cung cấp thêm 257 căn hộ cho đến nay. Nghiên cứu của Cushman & Wakefield cho thấy tỉ lệ lấp đầy trung bình hiện tại là 83%, cho thấy phân khúc này đang là xu hướng lựa chọn phổ biến của khách thuê.

Đây là loại căn hộ rất phù hợp với các khách thuê hạng trung cho cả ngắn hạn và dài hạn. Nhiều công ty với ngân sách thắt chặt do điều kiện kinh tế khó khăn đang có kế hoạch chuyển các chuyên gia nước ngoài của họ từ các căn hộ được điều hành bởi các bên quản lý quốc tế sang các căn hộ dạng boutique nơi họ có thể tiết kiệm một khoản chi phí lớn mà các chuyên gia nước ngoài vẫn được đảm bảo một chỗ ở thích hợp theo tiêu chuẩn.

Theo VnMedia

Read More...

Vụ dân đòi “đốt” chủ đầu tư: Kỷ luật nhiều cán bộ

Liên quan đến bồi thường giải phóng mặt bằng (GMPB), vừa qua, UBND quận Hà Đông đã ra quyết định kỷ luật nhiều cán bộ liên quan đến sử dụng đất đai, trật tự xây dựng phường Dương Nội. Đồng thời, tiến hành xác định lại ranh giới thu hồi, kiểm đếm cây hoa màu của các hộ gia đình tái canh tác trên mặt bằng đã được bàn giao cho chủ đầu tư để xem xét, tính toán đề nghị hỗ trợ.

Trao đổi với PV Infonet, ông Nguyễn Đình Huệ - Giám đốc Trung tâm Phát triển Quỹ đất quận Hà Đông cho biết, trước những bức xúc của người dân thôn La Dương về bồi thường GPMB đã tập trung đông người, Thanh tra Chính phủ, UBND TP.HN đã lập đoàn công tác kiểm tra việc thực hiện GMPB, đền bù đất trên địa bàn phường Dương Nội.

Thực hiện Kết luận số 1078/KL – TTCP, ngày 4/5/2012 của Thanh tra Chính phủ, UBND quận Hà Đông đã tiến hành rà soát, kiểm điểm các tổ chức, cá nhân có thiếu sót trong quá trình tổ chức thực hiện công tác bồi thường GPMB. Theo đó, tại Báo cáo số 14/BC – UBND, ngày 16/1, quận Hà Đông đã kiểm điểm rút kinh nghiệm 3 tổ chức và cá nhân có liên quan, xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo 4 cá nhân, trong đó Hội đồng bồi thường GPMB 2 cán bộ, UBND phường Dương Nội 2 cán bộ.

Trước đó, cũng liên quan đến vấn đề quản lý và sử dụng đất đai, trật tự xây dựng trên địa bàn, UBND quận Hà Đông đã xử lý kỷ luật về Đảng, chính quyền đối với một số cán bộ lãnh đạo phường Dương Nội. Cụ thể đã xử lý kỷ luật hình thức cảnh cáo 1 cán bộ, khiển tránh 3 cán bộ và xử lý hình sự 2 cán bộ.


Nhiều hộ dân có đất khu cánh đồng Giải Phướn chưa nhận tiền đền bù, tụ tập đông người

Căn cứ theo bảng giá đền bù đất nông nghiệp của TP. Hà Nội, UBND quận Hà Đông quyết định phương án bồi thường hỗ trợ giải phóng mặt bằng dự án Khu đô thị mới Lê Trọng Tấn – Geleximco. Theo đó, bồi thường hỗ trợ đất trồng cây hàng năm là 201.600 đồng/m2. Bồi thường hỗ trợ đối với diện tích cây, hoa màu hiện có theo biên bản kiểm đếm.

Đối với hộ canh tác trên đất của các hộ khác thì kinh phí bồi thường, hỗ trợ về cây, hoa màu tính chuyển đổi về hộ có đất, hộ có đất chịu trách nhiệm thanh toán cho hộ canh tác. Đối với nhà tạm, bể xây dựng, tường gạch… xây dựng trên đất nông nghiệp sẽ không được bồi thường mà chỉ hỗ trợ chi phí phá dỡ bằng 10% giá trị công trình theo quy định. Hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất 35.000 đồng/m2, hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm là 30.000 đồng/m2 và thưởng tiến độ bàn giao mặt bằng đúng quy định là 3 triệu đồng/chủ sử dụng đất.

Bên cạnh đó, UBND quận Hà Đông cũng phê duyệt dự toán kinh phí hỗ trợ di chuyển mồ mả khu vực cánh đồng Giải Phướn, Khu đô thị mới Lê Trọng Tấn – Geleximco. Theo đó, cánh đồng Giải Phướn nằm trong quy hoạch khu B, khu đô thị mới Lê Trọng Tấn có diện tích thu hồi trên 21ha. Quá trình công tác GPMB, tổ công tác di chuyển mộ của phường Dương Nội đã phối hợp với chủ đầu tư tiến hành kiểm đếm hiện trạng số lượng mộ tại thực địa, theo biên bản thể hiện tổng số 153 ngôi mộ, trong đó có 67 ngôi mộ đất và 86 ngôi mộ xây.


Khu cánh đồng Giải Phướn còn mồ mả của người dân chưa di chuyển


Tuy nhiên, nhiều mộ đã đăng ký làm thủ tục và di chuyển về nơi quy tập tại nghĩa trang của địa phương và đến ngày tổ chức cưỡng chế 9/3/2010 khu cánh đồng Giải Phướn còn 52 ngôi mộ chưa di chuyển, gồm 6 ngôi mộ xây và 46 ngôi mộ đất.

Ông Trịnh Bá Nhân – Phó Giám đốc Trung tâm Phát triển Quỹ đất Hà Đông cho biết thêm, riêng bờ ruộng to là đường nội đồng, trên bản đồ thu hồi đất không thể hiện là bãi tha ma, hiện trạng trên mặt đất chỉ có 2 ngôi mộ xây và 4 ngôi mộ đất. Trong quá trình tổ chức cưỡng chế một số hộ dân cho biết khu vực cánh đồng Giải Phướn trước đây là bãi tha ma cổ và có chôn thai nhi chết yểu bên cạnh bờ ruộng không đắp nấm. Chính vì vậy, chính quyền địa phương đã cho khoanh vùng tạm thời để lại không san ủi để kiểm tra xem xét giải quyết. Đến ngày 11/1/2013, chính quyền địa phương tiến hành quây tôn và kiểm đếm lại mồ mà thì gặp sự cản trở của người dân thôn La Dương.

Theo ông Huệ, hiện nay, một số phần tử xấu kích động người dân tụ tập khiếu kiện đông người. Quan điểm của UBND quận Hà Đông hiện nay là ngoài việc đền bù đất và hỗ trợ theo giá quy định của TP, mỗi hộ có đất trong quy hoạch dự án được hỗ trợ 10% số diện tích đất bị thu hồi.

Vì vậy, ngày 11/1, UBND quận Hà Đông đã tiến hành xác định lại ranh giới thu hồi, kiểm đếm cây hoa màu của các hộ gia đình tái canh tác trên mặt bằng đã được bàn giao cho chủ đầu tư để xem xét, tính toán đề nghị hỗ trợ. Khoanh vùng các thửa đất chưa GPMB, vị trí các ngôi mộ còn tồn tại và các khu vực nghi có mộ tiếp tục thực hiện thủ tục GPMB.


Giá đất đền bù theo quy định của TP.Hà Nội


Đồng thời, những trường hợp chưa nhận tiền, Trung tâm Phát triển quỹ đất và UBND quận Hà Đông, chính quyền phường Dương Nội đang tiếp tục chỉ đạo tăng cường công tác tuyên truyền, vận động để các hộ dân chấp hành, nhận tiền tự di dời mồ mả, cây hoa màu... còn lại trong phạm vi thu hồi đất các dự án, bao gồm cả khu vực Giải Phướn.

Tiến hành chi trả tiền cho các hộ nghèo, hộ khó khăn, bổ sung hỗ trợ đất tăng giảm và các hộ chưa nhận tiền đền bù, từ ngày 16/1 đến ngày 21/1, tại UBND phường Dương Nội. Và đến ngày 22/1, tiến hành cưỡng chế cuốn chiếu từng khu vực. Riêng khu cánh đồng Giải Phướn tụ tập đông người khiếu kiện, thì đến ngày 25/1 địa phương sẽ tổ chức lực lượng tiến hành cưỡng chế, bảo vệ thi công. Những trường hợp có hành vi, cản trở chống đối đơn vị, chính quyền người thi hành công vụ sẽ kiên quyết xử lý theo pháp luật.


Nhóm PV KT - XH

Read More...

Thế lực nào đang "giữ giá BĐS"?

Trả lời chất vấn tại phiên họp Ủy ban Kinh tế Quốc hội ngày 24/1, Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng khẳng định, tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản là việc rất khó đòi hỏi phải có thời gian. Đặc biệt là tình trạng hàng tồn kho, đất nền, căn hộ và các dự án bỏ hoang càng khó giải quyết.

Sáng 24/1, Ủy ban Kinh tế Quốc hội đã tổ chức phiên giải trình tìm giải pháp “phá băng” thị trường bất động sản (BĐS). Báo cáo trước Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội, Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng cho biết, từ đầu năm 2012 đến nay, thị trường BĐS tiếp tục gặp khó khăn, giá sụt giảm ở tất cả các phân khúc thị trường. Số lượng giao dịch không nhiều, một số dự án không có giao dịch.

Tổng hợp báo cáo chưa đầy đủ của 50 địa phương, hiện tồn kho khoảng 42.230 nhà ở, văn phòng cho thuê tồn kho 92.800m2 sàn, trung tâm thương mại 98.407 m2 sàn, đất nền nhà ở xấp xỉ 792 ha, đất thương mại khác hơn 195,1 ha. Ước tính giá trị tổng lượng vốn tồn kho khoảng 111.963 tỷ đồng. Trong đó, Tp. Hồ Chí Minh và Hà Nội là nơi tập trung nhiều dự án BĐS nhất, chiếm khoảng gần 50% thị trường BĐS cả nước và cũng chính là điểm nóng chịu nhiều khó khăn nhất.

Theo Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng bằng nhiều giải pháp đã và đang thực hiện khiến giá nhà giảm nhiều so với thời điểm sốt giá năm 2008 - 2010. Các căn hộ đã giảm tới 30%, thậm chí có dự án giá giảm tới 50%, về giá tương đương thời điểm 2008.



Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng giải trình trước UBKT Quốc hội




Ông Dũng cho rằng, đây là điểm tốt, tạo điều kiện cho người có nhu cầu mua nhà ở phù hợp với điều kiện kinh tế của mỗi gia đình. Gần đây, thị trường BĐS phân khúc nhà ở bình dân ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh có dấu hiệu ấm dần lên.

Sau báo cáo của Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng hàng loạt câu hỏi của các đại biểu nêu lên tập trung vào giải pháp phá băng, quản lý, tháo gỡ khó khăn... của thị trường BĐS hiện nay.

Trả lời Đại biểu Lê Nam – Đoàn đại biểu QH Thanh Hóa về giải pháp gì để xử lý hàng tồn kho, căn hộ, đất nền và giải quyết các dự án bỏ hoang hiện nay, Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng nhận định đây là câu hỏi rất khó. Theo ông Dũng thị trường BĐS không phải ngày một, ngày hai giải quyết được mà cần có thời gian. Đặc biệt là ngành tài chính, tiền tệ phải tham gia tích cực cùng với các giải pháp của Bộ Xây dựng đã trình Chính phủ. Giải pháp rà soát lại tất cả các dự án, để cơ cấu lại dự án đã giao đất mà không thực hiện giải phóng mặt bằng hoặc đã giải phóng mặt bằng rồi nhưng không phù hợp với quy hoạch phát triển đô thị thì dừng hoặc xử lý thu hồi dự án. Giải pháp nữa là những dự án đã và đang xây dựng có phù hợp với quy hoạch không, tùy vị trí, địa lý dự án để cho phép cơ cấu lại căn hộ phù hợp với nhu cầu thị trường.

Những dự án mới xây móng cũng cơ cấu lại phần nào xây căn hộ, phần nào xây công trình dịch vụ, nhà ở xã hội. Hiện nay, nhu cầu nhà ở xã hội rất lớn khoảng 1 triệu căn hộ, vì vậy, chúng ta cơ cấu lại dự án để chuyển sang làm nhà ở xã hội thì sẽ giảm những dự án chưa giao dịch, giảm những dự án bỏ hoang…

Vấn đề cứu BĐS có cứu nhà đầu cơ không? Ông Dũng cho biết, việc thứ nhất là tháo gỡ cho DN thứ hai là tháo gỡ cho người dân, hàng tồn kho và các tổ chức tín dụng… cho nên người dân có lợi, các tổ chức tín dụng có lợi, xã hội có lợi… Thời gian tới, Bộ Xây dựng sẽ phối hợp với các ngành, địa phương xây dựng các bộ tiêu chí rà soát lại các dự án để xử lý phù hợp với nhu cầu.

Còn đại biểu Trần Xuân Hòa, Ủy viên UBKT Quốc hội nêu câu hỏi, việc thị trường BĐS đóng băng có nhiều vốn của đầu tư từ nước ngoài và không nhỏ những cá nhân ở VN, vậy chúng ta có cứu cả những nhà đầu tư này không? Có ý kiến cho rằng đang có một “thế lực” đang giữ giá căn hộ, nhà đất để giá BĐS vẫn cao như hiện nay. Đại biểu Trần Văn Phương cũng nêu vấn đề chính sách phát triển nhà ở xã hội, giải cứu thị trường bất động sản có phải phục vụ lợi ích nhóm không?

Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng cho biết, cung vượt cầu ở phân khúc nhà cao cấp, còn phân khúc nhà giá rẻ thì cung lại vượt cầu. Thị trường BĐS của chúng ta còn non trẻ, vì vậy, kinh nghiệm quản lý nhà nước về thị trường nhìn chung còn yếu. Mà trách nhiệm quản lý nhà nước chính là Bộ Xây dựng. Chúng tôi mong muốn giá nhà ở xã hội ở Hà Nội chỉ khoảng 500 triệu đồng trở lại, tức là giá chỉ 9 – 10 triệu đồng/m2, với khoảng diện tích nhà 50m2, cộng với ngân hàng cho vay thì khả năng thanh khoản của người dân sẽ thanh khoản tốt hơn.


Giải quyết các dự án bỏ hoang hiện nay rất khó


"Đây không phải là phục vụ lợi ích nhóm nào cả. Các giải pháp tháo gỡ thị trường BĐS là chúng ta tháo gỡ cho khó khăn của nền kinh tế, vì vậy, mỗi người dân phải chịu một khó khăn chung. Do khó khăn của nền kinh tế chúng ta ta phải tìm điểm nghẽn, mà điểm tắc đó chính là bất động sản. Mà BĐS hiện đang gặp khó khăn do cung cầu “lệch pha”, cho nên phải cân bằng cung cầu. Chúng ta tìm giải pháp tháo gỡ là bảo vệ lợi ích DN, mà bảo vệ lợi ích DN cũng là lợi ích người dân", Bộ trưởng Xây dựng phân trần.

ĐB Trần Du Lịch cũng hỏi rõ các lỗ hổng quản lý về thể chế và một số bất cập trong quản lý thị trường BĐS. Bộ trưởng Xây dựng khẳng định: “Chúng tôi đang thực hiện các giải pháp, như nghị quyết 02 của Chính phủ về xử lý tồn kho BĐS, hy vọng từng bước tháo gỡ khó khăn, nhưng không thể đạt yêu cầu ngay... Bộ trưởng Xây dựng cũng nhấn mạnh, các số liệu về hàng tồn kho mới nói lên một phần thực tế, còn lại thì nhiều con số chưa được báo cáo. Những giải pháp chúng tôi đưa ra cũng phù hợp với điều kiện nền kinh tế, nhưng để đủ mạnh chưa thì chúng tôi muốn còn phải mạnh hơn nữa...

Kết thúc phiên giải trình, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng cho biết, giải pháp phát triển nhà ở xã hội sẽ giúp thị trường BĐS ấm lên, người dân cải thiện nhiều hơn về nhà ở, khó khăn của thị trường giảm đi… Thời gian tới, Bộ Xây dựng tiếp tục triển khai nhóm giải pháp đã trình Chính phủ, đồng thời cụ thể hóa đầu tư xây dựng nói chung và liên quan đến lĩnh vực đô thị BĐS.

"Chúng tôi đã xin ý kiến Chính phủ sửa Luật Xây dựng, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh BĐS sớm nhất theo hướng các dự án có nguồn vốn khác nhau thì sẽ quản lý khác nhau, nâng cao hiệu quả đầu tư, tránh thất thoát lãng phí, tiếp tục hoàn thiện Nghị định nhà ở xã hội, phát triển thị trường BĐS, tiêu chí nhà ở đô thị, tiêu chí hướng dẫn cho người dân vay mua nhà", Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng nói.


Nguyễn Hiếu

Read More...

New York cho xây căn hộ 23m2

Những căn hộ có diện tích nhỏ nhưng tiện nghi đang được chính quyền thành phố New York xây dựng thử nghiệm, trong nỗ lực tạo thêm nhiều chỗ ở chất lượng cho người dân.

Chính quyền thành phố New York, Mỹ, hôm 22/1 đã công bố kết quả cuộc tuyển chọn thiết kế mẫu cho dự án xây dựng căn hộ siêu nhỏ sắp được triển khai ở quận Manhattan. Là các thiết kế hợp tác của ba công ty kiến trúc Monadnock, nARCHITECTS, và Actors Fund HDC, mẫu được chọn có tên My Micro New York đưa ra các giải pháp đầy sáng tạo cho việc bố trí các không gian tiện nghi, hiện đại trên diện tích nhỏ nhờ sử dụng các dạng đồ nội thất có thể xếp gọn và biến đổi công năng.


Các căn hộ có diện tích khoảng 23 - 34m2 và chiều cao 2,7 - 3m

Các căn hộ có diện tích khoảng 23 - 34m2 và chiều cao 2,7 - 3m, với ban công và cửa sổ rộng để lấy được nhiều ánh sáng vào phòng ngủ, vốn có thể trở thành phòng khách khi chiếc giường xếp được gấp gọn và áp vào tường, còn kho chứa đồ được bố trí thành một khoang lửng phía trên nhà tắm và bếp.


Từng căn hộ sẽ được hoàn thiện ở xưởng trước khi được lắp ghép vào tòa nhà.

Từng căn hộ sẽ được hoàn thiện ở xưởng trước khi được lắp ghép vào tòa nhà 55 căn hộ đặt ở Manhattan. Ngoài các căn hộ siêu nhỏ, tòa nhà căn hộ còn bố trí các không gian công cộng như khu sinh hoạt cộng đồng, quán cafe, vườn thượng, phòng giặt, khu để xe đạp, phòng tập thể dục.


Các căn hộ có diện tích khoảng 23-34m2 và chiều cao 2,7-3m, với ban công và cửa sổ rộng để lấy được nhiều ánh sáng vào phòng ngủ, vốn có thể trở thành phòng khách khi chiếc giường xếp được gấp gọn và áp vào tường, còn kho chứa đồ được bố trí thành một khoang lửng phía trên nhà tắm và bếp.



My Micro New York đưa ra các giải pháp đầy sáng tạo cho việc bố trí các không gian tiện nghi, hiện đại trên diện tích nhỏ nhờ sử dụng các dạng đồ nội thất có thể xếp gọn và biến đổi công năng.

Công trình thí điểm này sẽ được bắt đầu từ cuối năm 2014, và sẽ hoàn thành vào tháng 9/2015. Theo thông cáo báo chí của chính quyền thành phố New York, các căn hộ sẽ siêu nhỏ sẽ được cho thuê để ở với giá trong khoảng 940 - 1.800 USD/tháng.

Căn hộ siêu nhỏ được xây dựng để đáp ứng nhu cầu nhà ở của người độc thân hay hộ gia đình hai người. Việc xây dựng loại căn hộ này được xem là một bước thay đổi quan trọng trong việc xây dựng nhà ở cho người dân của chính quyền thành phố New York, vì trước đây thành phố này chỉ cho phép xây dựng các căn hộ có diện tích trên 41m2. New York có kế hoạch xây dựng 165.000 căn hộ loại nhỏ đáp ứng phần nào nhu cầu về chỗ ở cho người độc thân và hộ gia đình hai người. Ước tính thành phố này hiện có khoảng 500.000 hộ gia đình cỡ nhỏ chỉ có một hoặc hai người, và ở quận Manhattan có đến ¾ hộ gia đình là cỡ nhỏ như vậy.

Theo Sài Gòn Tiếp thị

Read More...

Nhiều dự án BĐS tỷ đô "bỏ của chạy lấy người"

Năm 2012, nhiều dự án BĐS có quy mô sử dụng đất trên 100ha, vốn đầu tư đăng ký trên 1 tỷ USD được cấp phép đầu tư từ năm 2008 đến nay chủ đầu tư đã "tháo chạy", nhiều dự án chưa triển khai đã cơ quan chức năng rút giấy phép đầu tư.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, năm 2012 đã có nhiều dự án rút vốn “chạy khỏi” Việt Nam như: Dự án Khu du lịch sinh thái Bãi biển Rồng (Quảng Nam) có vốn đầu tư đăng ký là 4,15 tỷ USD, diện tích đất 400ha; dự án Thành phố sáng tạo Nam Tuy Hòa (Phú Yên) có vốn đăng ký 11,4 tỷ USD, diện tích đất là 5.600ha; dự án Công viên phần mềm Thủ Thiêm (TP.HCM) có vốn đăng ký 1,2 tỷ USD, diện tích đất 15,9 ha; dự án Khu công viên văn hóa thế giới kỳ diệu (Bà Rịa – Vũng Tàu) có vốn đầu tư 1,3 tỷ USD, diện tích 130 ha.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng cho biết, năm 2012 đã có 389 dự án đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực BĐS được cấp phép với tổng số vốn đầu tư gần 50 tỷ USD, trong đó đã có 85 dự án giải thể và 5 dự án hết hạn với tổng số vốn đầu tư 5 tỷ USD. Đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực BĐS chiếm khoảng 23,32% tổng số vốn đầu tư nước ngoài vào VN.


Park City Ha Noi một dự án có vốn FDI nhiều năm nay vẫn là bãi cỏ hoang

Trong đó, địa phương tập trung các dự án BĐS nhiều nhất là TP.HCM với 163 dự án,tổng vốn đầu tư 12.4 tỷ USD, tiếp theo là địa phương Hà Nội, Bà Rịa – Vũng Tàu, Phú Yên, Bình Dương và Đồng Nai.

Đối tác nước ngoài lớn nhất là Singapore với 55 dự án, tổng số vốn đầu tư là 8,6 tỷ USD. Tiếp theo là Hàn Quốc với 79 dự án đầu tư, tổng số vốn đầu tư 6,7 tỷ USD rồi Malaysia, Brunei, Canada.

Đa số các vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực BĐS tập trung vào phân khúc cao cấp như khách sạn, khu nghỉ dưỡng, văn phòng, căn hộ cao cấp… nhưng hiện nay đang có xu hướng bão hòa, giá đang đứng ở mức cao, khó tìm đầu ra cho thị trường trong tình hình kinh tế khó khăn hiện nay.

Nguyễn Hiếu

Read More...

Hà Nội cần 45 tỷ đôla hoàn thiện các dự án bất động sản

Bộ Xây dựng cho biết, nếu hoàn thành toàn bộ các dự án đã giao chủ đầu tư, Hà Nội sẽ tăng thêm 520.000 căn nhà, gồm chung cư, thấp tầng. Muốn vậy, thành phố cần 904.000 tỷ đồng (tương đương 45 tỷ đôla).


Nợ xấu chiếm khoảng 6,5% tổng dư nợ bất động sản. Ảnh: Hoàng Lan

TP HCM và Hà Nội là nơi tập trung nhiều dự án lớn, chiếm gần nửa bất động sản cả nước và cũng là những thị trường gặp nhiều khó khăn nhất năm qua, tỷ lệ tồn kho lớn, nhiều dự án dở dang. Theo Bộ Xây dựng, một phần nguyên nhân là thị trường bất động sản phát triển thiếu quy hoạch, chưa có điều tra theo nhu cầu của thị trường.

Tại Hà Nội, để hoàn thành toàn bộ các dự án đã giao chủ đầu tư và cung cấp thêm 520.000 căn nhà, gồm chung cư, thấp tầng, thành phố cần khoảng 904.000 tỷ đồng (tương đương 45 tỷ đôla). Khu vực đô thị của thành phố hiện có 733.000 căn hộ, dân số khoảng 3 triệu người, nhưng hạ tầng kỹ thuật và xã hội chưa đồng bộ, thiếu trường học, bênh viện nên chưa thu hút được người dân, nhà xây xong nhưng chưa có người đến ở mặc dù nhà đầu tư đã bán hết.

Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, dư nợ tín dụng bất động sản đến 31/10/2012 khoảng 207.595 tỷ đồng, tăng 3,6 % so với 31/12/2011. Nợ xấu chiếm khoảng 6,5% tổng dư nợ bất động sản.

Để tháo gỡ thị trường, Bộ Xây dựng cho hay, Bộ sẽ rà soát các dự án, cân đối lại cung cầu. Bộ yêu cầu dừng các dự án chưa giải phóng mặt bằng hoặc đang giải phóng mặt bằng nhưng không phù hợp kế hoạch phát triển của địa phương. Các công trình nhà ở đang thi công dở dang hoặc đã hoàn thành nhưng tồn kho không bán được do diện tích căn hộ quá lớn thì tùy theo từng khu vực, cho phép điều chỉnh cơ cấu căn hộ cho phù hợp với nhu cầu người dân. Bộ cũng sẽ phối hợp với Ngân hàng Nhà nước hoàn thiện Đề án xử lý nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng, trong đó quan tâm đến nhóm giải pháp xử lý hàng tồn kho và kích thích thị trường bất động sản...

Hoàng Lan

Read More...

Bộ trưởng Xây dựng: 'Giá nhà xã hội chỉ nên 500 triệu đồng'

Cho rằng nhà ở xã hội có giá 1 tỷ đồng mỗi căn là quá cao, Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng cho hay, mỗi căn hộ rộng khoảng 50 m2 chỉ khoảng 500 triệu đồng đổ về là hợp lý.

Tại phiên họp giải trình của Ủy ban kinh tế Quốc họi về giải cứu thị trường bất động sản sáng ngày 24/1, đại biểu Ngô Văn Minh cho rằng, giá bất động sản, nhất là nhà thu nhập thấp hiện còn cao khiến người mua khó tiếp cận. Ông Minh dẫn chứng, một căn nhà thu nhập thấp giá khoảng 1 tỷ đồng. Với lãi suất ngân hàng khoảng 10% mỗi năm thì người mua phải trả 100 triệu đồng tiền lãi vay. "Số tiền lãi này là quá lớn với những người thu nhập thấp", ông Minh nói.

Năm 2007-2008, địa ốc phát triển mạnh, ai cũng đổ xô vào đầu tư dẫn đến phát triển quá nóng dẫn đến giá quá cao. Theo ông Minh, cần công khai giá thành nhà thu nhập thấp nói riêng và cơ cấu giá nhà nói chung. "Những chi phí xin chạy xin dự án, đền bù đất đai có tính vào giá thành không? Chung cư hiện nay 1 tỷ đồng có phải là giá thành đúng chưa", ông Minh nghi vấn.

Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng cho hay, thị trường bất động sản Việt Nam còn non trẻ, kinh nghiệm còn thiếu. Để thị trường như hiện nay có phần trách nhiệm quản lý Nhà nước, trong đó có Bộ Xây dựng.

Theo Bộ Xây dựng, giá nhà hiện nay đã giảm nhiều so với thời điểm sốt năm 2008-2010, thậm chí giảm tới 50%, trở về giá tương đương thời điểm 2006.

Tuy nhiên, người đứng đầu Bộ Xây dựng thừa nhận với giá 1 tỷ đồng mỗi căn, người mua nhà sẽ khó tiếp cận với nhà xã hội. Bộ mong muốn người mua nhà thu nhập thấp với giá bán thấp hơn giá thành. Thực tế hiện nay, có nhiều dự án bán giá chỉ 90-200 triệu đồng mỗi căn. Đơn cử như Bicamex Bình Dương đang làm nhà 30m2, 10 m2 gác xếp, 20m2 ở sàn bán có 90-120 triệu đồng, có dự án Đồng Nai 36 m2 bán 150 triệu-200 triệu đồng.

"Chúng tôi mong muốn giá nhà xã hội rộng khoảng 50 m2 chỉ độ 500 triệu đồng đổ lại thôi", ông Dũng nói.

Theo ông Dũng cùng với các chính sách hỗ trợ của ngân hàng Nhà nước như cho vay lãi suất thấp khoảng 3-6% mỗi năm. Ngân hàng Nhà nước phải có gói tái cấp vốn, các địa phương có điều kiện về ngân sách phải hỗ trợ vốn vay thì người nghèo sẽ có nhà.

Theo Bộ Xây dựng, trong tình hình khó khăn của thị trường hiện nay, các doanh nghiệp bất động sản cần chủ động điều chỉnh hoạt động kinh doanh, tái cơ cấu doanh nghiệp mình cho phù hợp, như: giảm giá bán, điều chỉnh cơ cấu hàng hóa cho phù hợp với khả năng chi trả; chuyển sang nhà ở xã hội; sử dụng đúng mục đích các khoản vay và huy động vốn từ khách hàng...

Hoàng Lan

Read More...

'Hâm nóng bất động sản không phải là bơm tiền tùy ý'

Trao đổi về một số chính sách vĩ mô gần đây, Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia Vũ Viết Ngoạn cho rằng kích thích sản xuất, tiêu dùng là cần thiết, nhưng cần hết sức thận trọng, nhất là với lĩnh vực bất động sản.

- Đầu năm 2013, Chính phủ đã ban hành 2 nghị quyết. Trong khi Nghị quyết 01 thiên về ổn định kinh tế vĩ mô, thì Nghị quyết 02 tập trung vào những giải pháp hỗ trợ sản xuất tiêu dùng. Từ phía cơ quan giám sát tài chính, theo ông liệu 2 chủ trương này có “lệch pha”?


Tiến sĩ Vũ Viết Ngoạn cho rằng kích cầu là cần thiết với kinh tế VN hiện nay. Ảnh: Nhật Minh

- Trong quá trình tham gia để cho ra đời 2 Nghị quyết này, Ủy ban giám sát tài chính quốc gia đã rất tích cực vào quá trình xây dựng của Chính phủ. Theo quan điểm của chúng tôi thì 2 nghị quyết này hết sức đồng bộ. Nghị quyết 01 cũng như hàng năm đều dựa trên nghị quyết của Quốc hội là đề ra những mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Những định hướng lớn Chính phủ đều có một nghị quyết để triển khai thực hiện nhiệm vụ trong năm.

Với nghị quyết 02 thì vì năm nay có vấn đề nổi cộm ngay từ đầu năm nên phải tập trung giải quyết. Đó là doanh nghiệp đang gặp rất nhiều khó khăn và cần phải có các giải pháp cũng như biện pháp để thúc đẩy thị trường, kích cầu nền kinh tế, làm tăng tổng cầu nền kinh tế.

Nghị quyết 02 thực ra là một cấu phần trong tổng thể chung của 01, cụ thể hóa hơn một số các biện pháp để bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, duy trì tăng trưởng hợp lý theo mục tiêu tăng trưởng phải cao hơn, lạm phát phải thấp hơn năm trước.

- Trong báo cáo triển vọng kinh tế thế giới toàn cầu mới được Ngân hàng thế giới (WB) công bố mới đây, họ cho rằng các nước đang phát triển như Việt Nam thì nên tập trung vào phần cung hơn là kích cầu. Trong khi ở Việt Nam lại đang tập trung tăng tổng cầu. Quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?

- Báo cáo của WB là báo cáo chung về tổng thể của kinh tế thế, họ phân ra nền kinh tế phát triển và nền kinh tế mới nổi. Trường hợp của Việt Nam được đặt trong bối cảnh của các nền kinh tế mới nổi, ở chừng mực nào đó là tính chung trong khu vực ASEAN. Do đó, đây không phải là một đề xuất có tính chất chi tiết, cụ thể cho từng quốc gia.

Đối với Việt Nam, việc điều hành phải căn cứ vào tình hình chung của thế giới, khu vực và đặc biệt phải căn cứ vào tình hình cụ thể hiện nay để đưa ra giải pháp thích hợp. Trong điều kiện đó, nền kinh tế đang phải đối mặt với một loạt các mâu thuẫn. Một mặt vừa phải tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô và kiềm chế lạm phát do những dấu hiệu tiềm ẩn của nguy cơ lạm phát vẫn còn. Trong khi đó, doanh nghiệp lại đang gặp rất nhiều khó khăn, tiêu thụ khó khăn, tồn kho lớn.

Nguyên nhân của những vấn đề này là do tổng cầu thấp, kể cả cầu đầu tư hay tiêu dùng. Muốn tháo gỡ khó khăn này thì phải sưởi ấm tổng cầu nền kinh tế. Đây là thách thức rất lớn với Việt Nam.

- Một trong những giải pháp để kích thích tổng cầu được nhiều người nhắc đến gần là việc bơm tiền cho thị trường bất động sản. Ông nghĩ sao về giải pháp này?

- Đối với bất động sản, chúng ta thấy rất rõ thời gian gần đây cơ quan quản lý đã đưa ra một loạt giải pháp. Nhưng theo quan điểm của tôi, chúng ta không nên hiểu Chính phủ bơm tiền ra cho thị trường này một cách tùy ý.

Biện pháp của Chính phủ khá cụ thể, chẳng hạn như đối tượng nào có nhu cầu về nhà ở thật thì sẽ quan tâm hỗ trợ để họ có điều kiện thực hiện mục đích của mình một cách hợp lý. Ví dụ, nhà ở xã hội đang được xác định phân khúc thị trường này là thiết thực vì nhiều người hiện nay đang thiếu nhà ở và có nhu cầu thực sự chứ không phải là đầu cơ.

Hình thức hỗ trợ ở đây có thể là cho vay tiền với lãi suất thấp và kỳ hạn dài để phù hợp với khả năng của người mua. Nếu làm được điều này thì đây cũng là một cách sưởi ấm lại thị trường. Tuy nhiên, giải quyết vấn đề này cần phải có thời gian chứ khổng thể làm trong một thời gian ngắn. Bên cạnh đó, trong quá trình thực hiện thì vẫn tiếp tục theo dõi, nghe ngóng tín hiệu từ thị trường, tránh việc gây ra các tác động phụ.

Tôi muốn nhấn mạnh là dù tín dụng có được đưa ra để hỗ trợ thì Ngân hàng Nhà nước cũng phải rất thận trọng, tiền cung ứng nhưng với mức độ như thế nào là hợp lý. Khi nào thị trường có dấu hiệu thay đổi thì lập tức phải có giải pháp để hút tiền về để tiếp tục thực hiện mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô và kiềm chế lạm phát.

- Vậy ông dự đoán như thế nào về xu hướng lãi suất năm nay?

- Theo chỉ đạo của Chính phủ là phải đưa lạm phát thấp hơn năm 2012, xung quanh ở mức 6%. Nếu lạm phát kiểm soát 6% thì lãi suất có thể tiếp tục giảm xuống được. Lãi suất huy động giảm thì đương nhiên lãi suất cho vay cũng sẽ giảm theo. Việc đưa lãi suất giảm cũng đang là nhu cầu đòi hỏi của cuộc sống hiện nay.

Tại Hội nghị Tổng kết 5 năm hoạt động của Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, ngày 23/1, vấn đề vai trò của cơ quan này trong quá trình giám sát các thị trường ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm… một lần nữa được đặt ra. Lãnh đạo Ủy ban cho biết do chỉ ra đời và hoạt động dựa trên một quyết định của Thủ tướng nên địa vị pháp lý của Ủy ban, trong nhiều trường hợp, chưa thực sự đáp ứng đủ yêu cầu thu thập thông tin, giám sát và cảnh báo đối với các cơ quan quản lý trên thị trường.

Chia sẻ với những bất cập này, Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh nhất trí với quan điểm Việt Nam cần có một mô hình giám sát tập trung đối với thị trường tài chính, thay vì phân tán tại các bộ, ngành. Tuy nhiên, đồng tình với ý kiến của nguyên Chủ tịch Ủy ban - Lê Đức Thúy, Phó thủ tướng yêu cầu Ủy ban Giám sát cần tham gia, đóng góp tích cực hơn nữa vào quá trình giám sát, xây dựng các chính sách, khuôn khổ cho thị trường tài chính Việt Nam, trước khi có được một vị trí pháp lý rõ ràng hơn, như hoạt động của các cơ quan tương tự tại Anh, Nhật…


Nhật Minh (ghi)

Read More...

‘Giải pháp cứu bất động sản chỉ là liều thuốc đông y’

Cho rằng tồn kho chất đầy như núi, nhiều đại biểu lo ngại, giải pháp cứu địa ốc mới chỉ ngấm từ từ khiến một cơ thể ốm yếu không vượt qua cơn trọng bệnh. Song Bộ trưởng Xây dựng cam kết, giải pháp sẽ giúp thị trường dần hồi phục.

Tại phiên họp bàn về giải pháp cứu thị trường bất động sản sáng 24/1, Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng cho biết, theo dữ liệu từ 94 sàn giao dịch, trong 11 tháng năm 2012, Hà Nội có 1.833 giao dịch thành công với tổng giá trị 6.198 tỷ đồng. Hiện có trên 50% sàn giao dịch bất động sản tạm dừng hoặc không có giao dịch. Tại TP HCM, lượng giao dịch thành công không nhiều. Giá thị trường giảm trên hầu hết các phân khúc từ 5 đến 50%.

Đại biểu Trần Du Lịch, Phó trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội TP HCM cho rằng, thị trường bất động sản khủng hoảng như hiện nay là do sự bất cập của thể chế. Đơn cử, năm 2009 lĩnh vực xây dựng cơ bản đã phải sửa một loạt luật, do vậy, nay cần có quy định cụ thể để tháo gỡ. “Nhà ở giống như máy bay, hạng thương gia thì nhiều mà phổ thông thì ít. Nếu không bắt đúng bệnh thị trường với những quy định thể chế cụ thể thì càng can thiệp càng rối”, ông Lịch lo ngại.


Lương căn hộ chung cư hiện nay có thể đáp ứng đến năm 2050. Ảnh: Hoàng Lan

Đại biểu Cao Sĩ Kiêm, nguyên thống đốc Ngân hàng Nhà nước đồng tình, các giải pháp về hàng tồn kho cũng như giải cứu thị trường địa ốc nói chung mới chỉ là “phần ngọn”. Theo ông Kiêm, khi chưa giải quyết tận gốc vấn đề thì “cục máu chưa kịp tan đã đọng lại”.

Người đứng đầu ngành xây dựng giải đáp, một trong nguyên nhân dẫn đến thị trường đóng băng như hiện nay là do công tác quản lý từ trung ương địa phương còn yếu, luật có nhiều chồng chéo, thiếu quy hoạch đồng bộ dẫn đến lệch pha cung cầu, thị trường ách tắc. Trong tổng số trên 3.000 dự án phân cấp cho các địa phương phê duyệt, chỉ có 34 dự án thuộc quyền chấp thuận của Chính phủ. Để khắc phục tình trạng trên, Bộ đã xây dựng xong nghị định về quản lý phát triển đô thị, theo hướng tăng cường kiểm soát thống nhất từ trung ương đến địa phương.

Thị trường bất động sản liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều ngành như xây dựng, vật liệu xây dựng, điện, nội thất, thi trường tài chính tiền tệ và công tác quản lý Nhà nước. “Do vậy, các giải pháp sẽ dần dần từng bước tháo gỡ khó khăn nhưng không thể dứt điểm ngay”, Bộ trưởng Dũng thẳng thắn.

Chưa hài lòng với câu trả lời, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tư pháp của Quốc hội - Đại biểu Đỗ Văn Đương đánh giá, giải pháp tháo gỡ tồn kho cũng như của thị trường bất động sản hiện mới chỉ là liều thuốc đông y. “Thuốc ngấm từ từ, chầm chậm, kéo dài, trong khi đó cơ thể lại đang ốm yếu thì hiệu quả không cao”, ông nói.

Một số giải pháp được ông Đương đánh giá là liều thuốc tây y như chia nhỏ căn hộ, phát triển nhà ở xã hội… nhưng mới chỉ đáp ứng được một phân khúc nhà ở cho người thu nhập thấp, không đủ sức để giải cứu thị trường bất động sản. “Trong khi đó, chung cư cao tầng chất chồng như núi. Bộ Xây dựng đánh giá tác động của các giải pháp cứu chung cư, biệt thự đất nền có đạt hiệu quả 70-80% hay không? Tôi cho là nếu chỉ có 10-20% thì không đạt hiệu quả”, ông Đương chất vấn.

Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng cho rằng, giải pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản có tính chất dài hạn chứ không phải ngắn hạn. Theo ông Dũng, để giải quyết một cách nhanh triệt để cứu thị trường cần nguồn lực tài chính rất lớn. Các nước trên thế giới phải bỏ tiền từ quỹ dữ trữ quốc gia để mua lại tồn kho bất động sản sau đó bán lại, còn Việt Nam chưa đủ điều kiện thì phải tháo gỡ từng bước.

“Giải pháp chúng tôi đưa ra đủ mạnh chưa? Tôi xin trả lời, chúng tôi mốn mạnh hơn nữa và tất nhiên, phải hoàn toàn phù hợp với nền kinh tế Việt Nam. Phân khúc nhà ở sẽ ấm lên, thị trường bất động sản sẽ bớt khó khăn chứ chưa vượt qua được khó khăn ngay”, Bộ trưởng Dũng trả lời.

Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, tồn kho các dự án phát triển nhà ở khoảng 42.250 căn nhà, 92.800 m2 sàn văn phòng cho thuê, 98.400 m2 trung tâm thương mại, 7,9 triệu m2 đất nền, 1,9 triệu m2 đất thương mại. Bộ Xây dựng ước tính giá trị tổng lượng vốn tồn kho khoảng 111.963 tỷ đồng. Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng cho hay, số liệu về tồn kho bất động sản mới chỉ nói một phần tồn kho, nhiều dự án còn nợ xấu khách hàng.

Tuy nhiên, tháo báo cáo quý IV/2012 của Công ty CB Richard Ellis (CBRE) Việt Nam, TP HCM; Hà Nội lần lượt có tới hơn 28.000 và 20.500 căn hộ đã chào bán trên thị trường nhưng chưa có chủ sở hữu và phải mất 4-5 năm nữa mới có thể vượt qua tình trạng thừa cung. Trước đó, tại Diễn đàn Kinh tế mùa thu 2012 do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tổ chức, ông Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng TP HCM và Hà Nội mỗi nơi có khoảng hơn 35.000 căn hộ sẵn sàng để bán.

Đại biểu Nguyễn Ngọc Hòa, đoàn TP HCM cho rằng, thực trạng bất động sản có quá nhiều bí ẩn và người cứu chưa bắt đúng mạch của con bệnh. Nguồn cung bất động sản quá lớn. "Thậm chí có ý kiến cho rằng, lượng căn hộ hiện đáp ứng được nhu cầu về nhà ở đến tận năm… 2050. Liệu có nhóm lợi ích nào thao túng?”, ông Hòa nghi vấn.

Trước câu hỏi này, Bộ trưởng Dũng cho hay, Bộ vẫn đang đánh giá về hàng tồn kho để dữ liệu chính xác hơn. “Tất cả các chính sách đưa ra đều vì nền kinh tế, không vì lợi ích nhóm”, Bộ trưởng rành rọt. Hàng tồn kho theo Bộ trưởng là những sản phẩm chưa được giao dịch mặc dù đã hoàn thành. Trường hợp dự án có người mua nhưng hạ tầng chưa có thì không được xếp vào tồn kho.

Tại hội nghị, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đặng Thanh Bình cam kết, để tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản, Ngân hàng Nhà nước có chủ trương khuyến khích ngân hàng thương mại cho vay vốn những dự án đang dang dở. Tuy nhiên, việc đánh giá cụ thể về vốn đầu tư, dự án khả thi hay không thì phụ thuộc vào từng chính sách của ngân hàng thương mại”, ông nói.

Hoàng Lan

Read More...

700 doanh nghiệp bất động sản giải thể

Tỷ lệ doanh nghiệp bất động sản trong nước giải thể, ngừng hoạt động trong năm 2012 tăng gần 20% so với năm trước. Trong khi đó, vốn ngoại vẫn chảy mạnh vào lĩnh vực này.

Theo báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư gửi tới Ủy ban Kinh tế Ngân sách ngày 24/1, hầu hết các doanh nghiệp bất động sản hiện nay đều làm ăn thua lỗ, đứng trước nguy cơ phá sản, hàng tồn kho lớn. Theo số liệu tại cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, trong năm 2012 có 680 doanh nghiệp với ngành nghề kinh doanh chính là bất động sản đăng ký giải thể, ngừng hoạt động. Con số này tăng 19,9% so với 576 doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động trong năm 2011.

Tính đến ngày 15/12/2012 đã có gần 390 dự án đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực bất động sản được cấp phép với tổng đầu tư 49,8 tỷ đôla, trong đó đã có 85 dự án giải thể và 5 dự án hết hạn với tổng đầu tư 5 tỷ đôla. Đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực bất động sản chiếm khoảng 23,32% tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.

TP HCM tập trung nhiều dự án bất động sản có vốn FDI nhiều nhất với 12,4 tỷ đôla, tiếp đến là Hà Nội, Vũng Tàu, Phú Yên, Bình Dương.... Đối tác nước ngoài lớn nhất là Singapore với 55 dự án, tổng mức đầu tư 8,6 tỷ đôla.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đánh giá, đa số vốn nước ngoài tập trung vào bất động sản cao cấp như khách sạn, nghĩ dưỡng, căn hộ. Tuy nhiên, tình hình thị trường bất động sản cao cấp đang gặp khó. Một số dự án bất động sản có quy mô trên 100 ha và vốn đăng ký trên 1 tỷ đôla được cấp phép đầu tư từ năm 2008-2009 những vẫn chưa triển khai và bị thu hồi giấy chứng nhận đầu tư.

Cuộc khủng hoảng tài chính thế giới đã ảnh hưởng nhiều nhà đầu tư, khiến một số dự án tỷ đô bị rút giấy phép. Tiêu biểu như dự án khu du lịch sinh thái bãi biển Rồng tại Quảng Nam rộng 400ha có vốn đăng ký 3,15 tỷ USD; Dự án thành phố sáng tạo Nam Tuy Hòa tại Phú Yên có vốn đăng ký 11,4 tỷ đôla, diện tích 5.600 ha; dự án công viên phần mềm Thủ Thiêm có vốn 1,2 tỷ đôla, dự án Khu công viên văn hóa thế giới kỳ diệu tại Bà Rịa Vũng Tàu có vốn 1,2 tỷ đôla, diện tích 130 ha.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị Chính phủ cần nghiên cứu ban hành quy định để quản lý và hạn chế việc nhà đầu tư nước ngoài lách luật trong việc chuyển nhượng dự án thông qua việc chuyển nhượng doanh nghiệp. Bộ đề xuất cần xây dựng cơ chế để hạn chế tình trạng dự án FDI đăng ký vốn cao nhưng giải ngân thấp.

Hoàng Lan

Read More...

Golden Westlake chặn hầm xe vì cư dân không đóng đủ phí

Phí đỗ xe tăng lên 2,5 triệu đồng một tháng, nhiều cư dân tại tòa nhà Golden Westlake không chấp thuận nên đã bị chủ đầu tư chặn đường vào tầng hầm tối 24/1.


Hơn 21h, hàng xe vẫn xếp hàng tại cổng tòa nhà Golden Westlake trên đường Thụy Khuê (Hà Nội). Ảnh: Anh Quân

Đầu tuần này, sau khi được chấp thuận áp phí đỗ ôtô 2,5 triệu đồng một tháng thay vì mức cũ 1 triệu đồng, chủ đầu tư chung cư cao cấp Golden Westlake (151 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội) là Công ty TNHH Hà Việt Tung Shing đã có thông báo tới toàn bộ cư dân tại tòa nhà. Tuy nhiên, một số hộ dân vẫn không chấp thuận và chỉ đóng theo mức phí cũ là một triệu đồng.

Đến chiều 24/1, chủ đầu tư đã cho lực lượng bảo vệ chặn ôtô của những cư dân chưa đóng đầy đủ phí vào trong tầng hầm. Ôtô của những cư dân này cũng không được phép đỗ tại khu vực công cộng ở phía trước tòa nhà. Nếu muốn lái xe qua cổng, họ phải mua vé vào như khách.

Do bức xúc với chủ đầu tư nên nhiều cư dân đỗ xe kín khu vực cổng vào chung cư, gây tắc một đoạn đường. Tại cổng tòa nhà trên đường Thụy Khuê, 20h30 tối vẫn có 3 chiếc xe ôtô 7 chỗ chắn bên ngoài do bảo vệ tại đây không mở cổng. Theo một nhân viên bảo vệ, những xe này chưa đóng tiền gửi xe tháng một nên không được phép vào. Người này cho biết không chỉ có 3 xe mà còn nhiều hơn nữa, tuy nhiên số lượng chính xác thì không nắm rõ.

Một số chủ xe đã phản đối bằng cách bỏ mặc xe đấy để lên nhà. Việc ra vào tòa nhà được thực hiện qua hai lối đi riêng, nhưng lúc này chỉ một lối (vốn là cửa ra) hoạt động. "Xe nào đã đóng phí thì được vào bãi bằng cửa bên", bảo vệ cho biết. Phía ngoài cổng cũng có một nhân viên bảo vệ đứng hướng dẫn lái xe.

Khoảng 21h, thêm hai xe nữa bị chặn ngoài cửa bảo vệ, nhưng lái xe sau đó đã chủ động đưa phương tiện đi nơi khác để gửi.

Đại diện chủ đầu tư cho biết, theo thông báo trước đó tới cư dân, mức phí 2,5 triệu đồng một tháng bắt đầu tính từ tháng 11/2012. Theo đó, toàn bộ cư dân trong tòa nhà phải đóng thêm phí của tháng 11, 12/2012 và 1/2013. "Tuy nhiên, một số hộ không chịu đóng nốt tiền thì sẽ không tiếp tục được gửi xe trong tầng hầm của tòa nhà. Chúng tôi chỉ đang làm đúng như những quy định đã đề ra", đại diện Hà Việt Tung Shing khẳng định.

Ảnh xe xếp hàng trước cửa tòa nhà Golden Westlake Hà Nội

Một cư dân tại đây cho biết chỉ mong muốn chủ đầu tư đưa ra một mức phí hợp tình, hợp lý và có sự đồng thuận của đại đa số những người sống trong tòa nhà. "Chủ đầu tư không thể dựa vào cơ quan chức năng để đơn phương đưa ra một mức phí và ép buộc chúng tôi phải theo được", anh cho hay.

Trước đó, từ cuối năm 2011, nhiều vụ tranh chấp đã xảy ra tại tòa nhà này sau khi chủ đầu tư ấn định mức phí trông ôtô tăng gấp đôi so với ban đầu. Hà Việt Tung Shing sau đó đã phải giữ nguyên mức phí cũ cho tới khi có hướng dẫn của Sở Tài chính.

Gần đây, Công ty TNHH Hà Việt Tung Shing cho biết Sở Tài chính TP Hà Nội đã ban hành nhiều văn bản khẳng định mức phí đỗ xe 9 chỗ ngồi trở xuống là 2,5 triệu đồng một tháng. Do đó, chủ đầu tư này cho biết mức phí đỗ xe mới được ban hành là hoàn toàn đúng theo quy định của Ủy ban Nhân dân thành phố và có thông báo tới toàn bộ cư dân trong tòa nhà.

Ngọc Minh - Anh Quân

Read More...

Đề xuất áp khung giá dịch vụ chung cư

Cho rằng quy định cứng mức trần là cứng nhắc, Sở Xây dựng Hà Nội kiến nghị thành phố ban hành khung giá để tránh mâu thuẫn giữa chủ đầu tư và người dân.

Sở Xây dựng vừa có ý kiến về việc thực hiện quyết định về giá dịch vụ nhà chung cư. Sở đề xuất xây dựng khung giá dịch vụ nhà chung cư kèm thông tin tham khảo. Cơ quan này nêu lý do, do tính chất của dịch vụ rất đa dạng về tần suất, chất lượng, nhu cầu vì vậy không thể xây dựng tất cả các loại dịch vụ. Quan hệ giữa người sử dụng và bên cung cấp mang tính chất dân sự, giao dịch kinh tế thị trường, bởi vậy việc quy định cứng giá trần để áp dụng là chưa phù hợp.

Sở cho rằng việc ban hành khung giá sẽ dễ dàng hơn tránh mâu thuẫn xảy ra. Sở cho rằng, các tiêu chí về nhân công điện nước, máy móc... được thực hiện theo quy định hiện hành. UBND thành phố ban hành khung giá dịch vụ nhà chung cư kèm phụ lục hướng dẫn và bảng giá dịch vụ nhà chung cư để các bên liên quan tham khảo.

Ngoài ra, cũng có một số ý kiến đề xuất không quy định giá dịch vụ nhà chung cư giống như TP HCM đã làm. Phương án 3 đề xuất điều chỉnh giá theo giá tại thời điểm hiện tại. Theo đó giữ nguyên những nội dung cơ bản của quyết định 4520 nhưng điều chỉnh mức giá cho phù hợp giá các hao phí nhân công, máy, nguyên nhiên liệu tại thời điểm hiện tại. Trong 3 ý kiến, Sở Xây dựng nghiêng về phương án áp khung giá dịch vụ, bởi cơ quan quản lý Nhà nước cần có trách nhiệm quản lý thay vì thả nổi.

Trước đó, Hà Nội ban hành quyết định 4520 quy định mức giá trần dịch vụ nhà chung cư, tuy nhiên, chủ đầu tư cho rằng do chất lượng mỗi tòa nhà khác nhau, việc áp dụng quy định cứng là không phù hợp. Thành phố cũng xảy ra nhiều việc tranh chấp liên quan đến dịch vụ nhà chung cư ở các tòa nhà cao cấp như The Manor, Keangnam, Golden Westlake, Sky City...

Hoàng Lan

Read More...

Mua nhà được đi máy bay miễn phí

Thị trường ế ẩm, nhiều chủ đầu tư phải nghĩ đủ chiêu khuyến mại để câu khách như tặng toàn bộ tiền đất, chiêu đãi một năm uống cà phê... thậm chí là trừ thẳng hàng tỷ đồng vào giá bán.

Tặng xế hộp khi mua căn hộ

Đầu năm 2012, Tập đoàn Hoàng Huy, chủ đầu tư dự án Golden Land tung ra chương trình khuyến mãi khủng. Theo đó, khách hàng mua căn hộ thuộc dự án Golden Land sẽ được tặng một xe ôtô trị giá từ 450 triệu đến 650 triệu đồng. Mới đây, chủ đầu tư dự án này cũng đưa ra chương trình tặng quà Tết 200 triệu đồng cho 10 khách hàng đầu tiên mua căn hộ.
Miễn phí vé máy bay cho khách mua nhà

Bên cạnh chiêu tặng vàng, Công ty Địa ốc Cát Vàng còn tuyên bố miễn phí vé máy bay khứ hồi cho khách mua nhà tại một dự án ở Mỹ Phước, Bình Dương. Không lâu sau đó, đơn vị phân phối dự án Venesia, Nha Trang cũng cho biết bên cạnh việc chiết khấu tiền nhà còn tặng một cặp vé khứ hồi Hà Nội – Nha Trang và một đêm nghỉ tại resort 5 sao cho khách.


Nhiều chương trình khuyến mại "sốc" đã được chủ đầu tư tung ra trong năm qua. Ảnh: Anh Quân

Mua nhà miễn phí một năm uống cà phê

Tháng 8/2012, Công ty Địa ốc Khang Linh đã tung ra chương trình khuyến mại áp dụng cho các dự án của chủ đầu tư này. Trong đó, tất cả các khách hàng mua căn hộ tại khu căn hộ E-SEA Apartment 1, Vũng Tàu sẽ được tặng một năm uống cà phê miễn phí ở nhà hàng tại khu chung cư này.
Miễn toàn bộ tiền đất

Trong dịp mở bán khu biệt thự Flamingo Villa 6 (Đại Lải, Vĩnh Phúc) hồi tháng 11/2012, đơn vị phân phối dự án là Công ty cổ phần Dịch vụ và Địa ốc Đất Xanh Miền Bắc cho biết, khách hàng sẽ được tặng toàn bộ tiền đất và một gói vườn xinh với nhiều cây hoa, tiểu cảnh và đá cảnh để trang trí sân vườn. Khách hàng chỉ phải thanh toán chi phí giá biệt thự xây thô được hoàn thiện mặt ngoài và bể bơi là khoảng hơn hai tỷ đồng.
Tặng tiền tỷ khi mua nhà

Từ giữa tháng 12/2012 đến 15/1/2013, khách hàng mua biệt thự tại dự án The Flemington (Lê Đại Hành, quận 11, TP HCM) sẽ được chủ đầu tư tặng gói nội thất trị giá 1 tỷ đồng. Số tiền trên sẽ được trừ thẳng vào giá bán. Hiện biệt thự tại dự án này có giá từ 7 đến 8 tỷ đồng. Chủ đầu tư của dự án này là Tập đoàn Gia Bảo của Đài Loan.

Trong khi đó tại quận 2, Công ty Kiến Á, chủ đầu tư dự án biệt thự Ventura cũng công bố sẽ tặng món quà trị giá khoảng nửa tỷ đồng cho người mua nhà từ nay đến hết tháng 1/2013. Tọa lạc tại khu đô thị Cát Lái, dự án khu biệt thự Ventura gồm 64 căn diện tích đất từ 119 đến 204 m2 với có giá bán từ 4,6 tỷ đồng.
Mua nhà tặng vàng ròng

Trong tháng cuối năm 2012, Công ty Kiến Á, chủ đầu tư dự án Imperia An Phú cũng đưa ra chương trình khuyến mãi khá “sốc” cho khách mua căn hộ. Theo đó, những khách ký hợp đồng mua nhà trong tháng 12 sẽ được tặng 4 lượng vàng hoặc trọn bộ nội thất có giá trị tương đương.

Chiêu mua nhà tặng vàng cũng được khá nhiều chủ đầu tư áp dụng trong năm qua. Chủ đầu tư chung cư Westa Hà Đông cũng tuyên bố sẽ tặng tối đa 2 chỉ vàng cho những khách hàng đặt cọc mua căn hộ trong thời gian từ tháng 11 năm 2012 đến hết 18/1/2013.

Công ty cổ phần Dịch vụ và Xây dựng địa ốc Đất Xanh trước đó tung chiêu tặng nhẫn, lắc, dây chuyền kim cương... khi khách hàng mua đất nền tại khu đô thị sinh thái Giang Điền. Chủ đầu tư dự án Golden Hills ở Đà Nẵng cũng tặng 2 chỉ vàng cho khách hàng mua nhà bên cạnh việc giảm giá 15%…

Trao đổi với VnExpress, TS Phạm Sỹ Liêm, Phó chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam cho rằng trong bối cảnh địa ốc quá ảm đạm, chủ đầu tư buộc phải đưa ra các hình thức câu khách. "Lúc 'thịnh' thì chủ đầu tư không cần đến khuyến mãi, đến lúc ê hề mới tìm mọi cách cầu kéo khách. Khuyến mại càng 'sốc' thì càng thu hút được sự chú ý của khách hàng nên cũng không ngạc nhiên về các chiêu mới lạ của chủ đầu tư liên tục xuất hiện", ông Liêm cho hay.

Vị chuyên gia này cũng cho rằng hầu hết các chủ đầu tư đều tính toán rất kỹ trước khi tung khuyến mãi. Do đó khách hàng cần cân nhắc để không bị rơi vào tình trạng dự án được đẩy giá cao trước khi khuyến mãi.

Theo ông Liêm, năm 2013, thị trường bất động sản vẫn tiếp tục gặp khó khăn. "Do đó, bênh cạnh việc tiếp tục giảm về sát hơn giá trị thực thì các chiêu khuyến mại 'sốc' có thể tiếp tục được các chủ đầu tư áp dụng", ông Liêm cho hay.

Ngọc Tuyên

Read More...

'Công ty 50.000 tỷ có thể cứu bất động sản'

Nếu thành lập, công ty tái cho vay thế chấp nhà quốc gia được kỳ vọng giải phóng tồn kho bất động sản và đáp ứng nhu cầu mua nhà ở của người thu nhập thấp.

Theo đề xuất vừa được Ngân hàng Đầu tư và Phát triển (BIDV) trình Chính phủ, cơ quan tái cho vay thế chấp nhà ở quốc gia dự kiến được thiết lập dưới hình thức công ty tài chính TNHH một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn hoặc nắm chi phối trên 75% vốn điều lệ.

Với mục đích giải quyết tồn kho bất động sản, hình thành thị trường nhà ở cho người thu nhập thấp và giải quyết bài toán nguồn vốn trung, dài hạn cho thị trường, công ty này sẽ là một cơ quan trực thuộc Chính phủ và có vốn điều lệ 5.000 tỷ đồng. Công ty sẽ hoạt động theo 2 hình thức là tái cho vay thế chấp và mua lại các khoản nợ cho vay nhà ở thu nhập thấp từ các ngân hàng.


Công ty tái cho vay thế chấp nhà ở sẽ thúc đẩy thị trường nhà ở trong tương lai. Ảnh: Hoàng Hà.

Ông Trần Bắc Hà, Chủ tịch Hội đồng quản trị BIDV, nhấn mạnh, công ty này vẫn sẽ trực thuộc Bộ Tài chính và là một cơ quan của Chính phủ. "BIDV chỉ là đơn vị đề xuất Chính phủ xem xét và BIDV sẵn sàng hỗ trợ để tổ chức công ty đi vào hoạt động trong 1-2 năm đầu. Sau đó, BIDV sẽ chuyển giao lại toàn bộ công ty cho cơ quan do Chính phủ chỉ định", ông Trần Bắc Hà cho biết.

Theo ông Trần Lục Lang - Phó tổng giám đốc BIDV - trong 5 năm đầu, để có nguồn vốn tài trợ cho thị trường nhà ở thu nhập thấp, công ty sẽ huy động thêm khoảng 50.000 tỷ đồng vốn trung và dài hạn từ các nguồn vốn ưu đãi của Chính phủ.

Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng việc huy động số tiền này từ các nguồn vốn trên có thể gây sức ép lớn lên ngân sách và nợ công. Đặc biệt, trong bối cảnh Công ty quản lý tài sản quốc gia (VAMC) của Chính phủ cũng sắp được ra đời và VAMC có thể cũng phải mượn tới nguồn tiền từ việc phát hành trái phiếu do Chính phủ bảo lãnh.

Giải đáp những lo ngại này, ông Trần Phương - Phó tổng giám đốc BIDV - cho biết, ngoài nguồn vốn đến từ việc phát hành trái phiếu Chính phủ, công ty tái cho vay thế chấp nhà sẽ sử dụng 7 phương thức huy động đa dạng khác. Trong đó có các nguồn như nhận tiền gửi của các tổ chức trong và ngoài nước, sử dụng nguồn vốn hỗ trợ ODA, vốn vay tại các định chế tài chính cũng như trông chờ vào sự tái cấp vốn từ Ngân hàng Nhà nước với lãi suất hợp lý... "Với việc đa dạng hóa cách thức huy động vốn như vậy thì cơ sở để triển khai là hoàn toàn khả thi", ông Trần Phương quả quyết.

Song song với việc đưa ra giải pháp cho thị trường bất động sản, BIDV cũng vừa công bố chương trình thực hiện quyết 01 và Nghị quyết 02 của Chính phủ về tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu... Kế hoạch hàng nghìn tỷ đồng giải cứu nền kinh tế được Chính phủ đưa ra đầu năm 2013 và BIDV là đơn vị đầu tiên công bố các gói thực hiện. Theo đó, BIDV sẽ dành 30.000 tỷ đồng để cho vay hỗ trợ các doanh nghiệp bất động sản từ năm 2013 đến năm 2015.

Trong đó, để kích cầu cho thị trường, sẽ có 19.500 tỷ đồng để cho vay cá nhân mua, thuê mua nhà xã hội. Chủ tịch BIDV Trần Bắc Hà cho rằng, để giải quyết khó khăn cho thị trường hiện nay, việc cần làm là phải giải quyết nhu cầu nhà ở xã hội. Đại diện này cũng cam kết lãi suất cho vay sẽ bằng 90% lãi suất cho vay thông thường cùng kỳ hạn.

Riêng đối với các doanh nghiệp bất động sản, BIDV sẽ dành 10.500 tỷ đồng để cho vay các chủ đầu tư đang triển khai dự án nhà ở có giá bán dưới 15 triệu đồng một m2 với mức cho vay tối đa 70% tổng mức đầu tư dự án. Tuy nhiên, ông Trần Bắc Hà cũng nhấn mạnh: "Các ngân hàng thương mại sẽ không dại cho vay những dự án thuộc phân khúc đang ứ đọng tại thị trường. Để giảm bớt khó, những dự án mới giải phóng mặt bằng thì tạm thời có thể dừng lại, các dự án thương mại không đảm bảo có thể chuyển đổi thành dự án nhà ở xã hội".

Thanh Thanh Lan

Read More...

Các chiêu khuyến mại nhà đất 'sốc' năm 2012

Thị trường ế ẩm, nhiều chủ đầu tư phải nghĩ đủ chiêu khuyến mại để câu khách như tặng toàn bộ tiền đất, chiêu đãi một năm uống cà phê... thậm chí là trừ thẳng hàng tỷ đồng vào giá bán.
Tặng xế hộp khi mua căn hộ

Đầu năm 2012, Tập đoàn Hoàng Huy, chủ đầu tư dự án Golden Land tung ra chương trình khuyến mãi khủng. Theo đó, khách hàng mua căn hộ thuộc dự án Golden Land sẽ được tặng một xe ôtô trị giá từ 450 triệu đến 650 triệu đồng. Mới đây, chủ đầu tư dự án này cũng đưa ra chương trình tặng quà Tết 200 triệu đồng cho 10 khách hàng đầu tiên mua căn hộ.
Miễn phí vé máy bay cho khách mua nhà

Bên cạnh chiêu tặng vàng, Công ty Địa ốc Cát Vàng còn tuyên bố miễn phí vé máy bay khứ hồi cho khách mua nhà tại một dự án ở Mỹ Phước, Bình Dương. Không lâu sau đó, đơn vị phân phối dự án Venesia, Nha Trang cũng cho biết bên cạnh việc chiết khấu tiền nhà còn tặng một cặp vé khứ hồi Hà Nội – Nha Trang và một đêm nghỉ tại resort 5 sao cho khách.


Nhiều chương trình khuyến mại "sốc" đã được chủ đầu tư tung ra trong năm qua. Ảnh: Anh Quân

Mua nhà miễn phí một năm uống cà phê

Tháng 8/2012, Công ty Địa ốc Khang Linh đã tung ra chương trình khuyến mại áp dụng cho các dự án của chủ đầu tư này. Trong đó, tất cả các khách hàng mua căn hộ tại khu căn hộ E-SEA Apartment 1, Vũng Tàu sẽ được tặng một năm uống cà phê miễn phí ở nhà hàng tại khu chung cư này.
Miễn toàn bộ tiền đất

Trong dịp mở bán khu biệt thự Flamingo Villa 6 (Đại Lải, Vĩnh Phúc) hồi tháng 11/2012, đơn vị phân phối dự án là Công ty cổ phần Dịch vụ và Địa ốc Đất Xanh Miền Bắc cho biết, khách hàng sẽ được tặng toàn bộ tiền đất và một gói vườn xinh với nhiều cây hoa, tiểu cảnh và đá cảnh để trang trí sân vườn. Khách hàng chỉ phải thanh toán chi phí giá biệt thự xây thô được hoàn thiện mặt ngoài và bể bơi là khoảng hơn hai tỷ đồng.
Tặng tiền tỷ khi mua nhà

Từ giữa tháng 12/2012 đến 15/1/2013, khách hàng mua biệt thự tại dự án The Flemington (Lê Đại Hành, quận 11, TP HCM) sẽ được chủ đầu tư tặng gói nội thất trị giá 1 tỷ đồng. Số tiền trên sẽ được trừ thẳng vào giá bán. Hiện biệt thự tại dự án này có giá từ 7 đến 8 tỷ đồng. Chủ đầu tư của dự án này là Tập đoàn Gia Bảo của Đài Loan.

Trong khi đó tại quận 2, Công ty Kiến Á, chủ đầu tư dự án biệt thự Ventura cũng công bố sẽ tặng món quà trị giá khoảng nửa tỷ đồng cho người mua nhà từ nay đến hết tháng 1/2013. Tọa lạc tại khu đô thị Cát Lái, dự án khu biệt thự Ventura gồm 64 căn diện tích đất từ 119 đến 204 m2 với có giá bán từ 4,6 tỷ đồng.
Mua nhà tặng vàng ròng

Trong tháng cuối năm 2012, Công ty Kiến Á, chủ đầu tư dự án Imperia An Phú cũng đưa ra chương trình khuyến mãi khá “sốc” cho khách mua căn hộ. Theo đó, những khách ký hợp đồng mua nhà trong tháng 12 sẽ được tặng 4 lượng vàng hoặc trọn bộ nội thất có giá trị tương đương.

Chiêu mua nhà tặng vàng cũng được khá nhiều chủ đầu tư áp dụng trong năm qua. Chủ đầu tư chung cư Westa Hà Đông cũng tuyên bố sẽ tặng tối đa 2 chỉ vàng cho những khách hàng đặt cọc mua căn hộ trong thời gian từ tháng 11 năm 2012 đến hết 18/1/2013.

Công ty cổ phần Dịch vụ và Xây dựng địa ốc Đất Xanh trước đó tung chiêu tặng nhẫn, lắc, dây chuyền kim cương... khi khách hàng mua đất nền tại khu đô thị sinh thái Giang Điền. Chủ đầu tư dự án Golden Hills ở Đà Nẵng cũng tặng 2 chỉ vàng cho khách hàng mua nhà bên cạnh việc giảm giá 15%…

Trao đổi với VnExpress, TS Phạm Sỹ Liêm, Phó chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam cho rằng trong bối cảnh địa ốc quá ảm đạm, chủ đầu tư buộc phải đưa ra các hình thức câu khách. "Lúc 'thịnh' thì chủ đầu tư không cần đến khuyến mãi, đến lúc ê hề mới tìm mọi cách cầu kéo khách. Khuyến mại càng 'sốc' thì càng thu hút được sự chú ý của khách hàng nên cũng không ngạc nhiên về các chiêu mới lạ của chủ đầu tư liên tục xuất hiện", ông Liêm cho hay.

Vị chuyên gia này cũng cho rằng hầu hết các chủ đầu tư đều tính toán rất kỹ trước khi tung khuyến mãi. Do đó khách hàng cần cân nhắc để không bị rơi vào tình trạng dự án được đẩy giá cao trước khi khuyến mãi.

Theo ông Liêm, năm 2013, thị trường bất động sản vẫn tiếp tục gặp khó khăn. "Do đó, bênh cạnh việc tiếp tục giảm về sát hơn giá trị thực thì các chiêu khuyến mại 'sốc' có thể tiếp tục được các chủ đầu tư áp dụng", ông Liêm cho hay.

Ngọc Tuyên

Read More...