Báo Mỹ nhận định bất động sản Việt Nam đã thoát đáy
written by TrungLun0112
at Dec 4, 2013
New York Times dẫn lời nhiều hãng địa ốc và giới chuyên gia cho rằng bất động sản Việt Nam bắt đầu phục hồi cùng với các tín hiệu kinh tế vĩ mô và cam kết của Chính phủ cải tổ hệ thống ngân hàng.
Chuỗi cửa hàng đồ nướng của Dinh Thien Thien làm ăn phát đạt ngay khi thị trường bất động sản Việt Nam xuống dốc. Đây không phải là sự trùng hợp. Năm 2010, anh thuê một lô đất trống tại trung tâm TP HCM khi hoạt động xây dựng ở đây phần lớn đã ngừng lại. Quán của anh nhanh chóng trở nên nổi tiếng nhờ mạng xã hội. Chỉ trong vài tháng, anh đã thuê 15 địa điểm mới với giá 1.000-5.000 USD mỗi tháng.
Tuy nhiên, khi việc xây dựng hồi phục trở lại, Thien đã giảm số cửa hàng xuống 5, do một số nơi bị ảnh hưởng bởi hoạt động của cần trục và máy trộn bê tông. Trên New York Times, ông chủ 32 tuổi cho biết khoảng 3 năm nữa, có lẽ anh sẽ phải chuyển sang hướng kinh doanh mới.
Theo nhiều hãng bất động sản và giới chuyên gia, địa ốc Việt Nam đang thoát đáy khi các yếu tố vĩ mô đã bình ổn và Chính phủ cam kết cải tổ hệ thống ngân hàng. Và nếu Việt Nam hoàn tất ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), nền kinh tế và thị trường bất động sản sẽ tăng tốc.
Giới phân tích nhận định bất động sản Việt Nam đang thoát đáy. Ảnh: NYT
Tuy nhiên, NYT nhận định dù lãi suất cho vay đã giảm xuống 12,8%, từ 20,3% năm 2011, không ai có thể chắc chắn liệu thị trường có thể về mức đỉnh trước năm 2008 hay không. Hiện tại, nguồn cung căn hộ trung bình đến cao cấp tại cả Hà Nội và TP HCM vẫn dư thừa.
Ông Trịnh Bảo Quốc - Giám đốc Tập đoàn Sơn Kim Land cho biết: "Sẽ phải mất khoảng một năm nữa mọi thứ mới trở nên rõ ràng được. Tuy nhiên, nếu nói chuyện với các nhà đầu tư nước ngoài, anh sẽ thấy rất nhiều người trong số họ đang sống ở Việt Nam và cho rằng đây là thời cơ tốt để mua vào".
Theo hãng nghiên cứu bất động sản CBRE, giá thuê văn phòng tại TP HCM hiện vào khoảng 20-30 USD mỗi m2, bắt đầu tăng từ cuối năm 2012. Đó là lần đầu tiên giá này tăng từ năm 2007. Còn tại Hà Nội, giá bán chung cư bình dân những tháng gần đây dao động quanh 800 USD mỗi m2, sau khi lao dốc trong hai năm.
Một số nhà đầu tư nước ngoài đã mua bất động sản tại đây trong năm nay. Theo các hãng môi giới, đây là dấu hiệu thanh khoản và niềm tin nhà đầu tư đang tăng. Một số dự án xây dựng lớn cũng đang được xây dựng, trong đó có tòa tháp sẽ đặt khách sạn Ritz-Carlton đầu tiên ở Việt Nam.
Hồi tháng 7, Vingroup cũng đã mở khu mua sắm lớn nhất Việt Nam với diện tích sàn hơn 200.000 m2. Bà Lê Thị Thu Thủy - CEO Vingroup cho biết: "Chúng tôi tin rằng thị trường bất động sản đang phục hồi tốt và sẽ đảo chiều theo hướng tích cực cuối năm nay hoặc đầu năm sau".
Tuy nhiên, theo NYT, tăng trưởng GDP của Việt Nam hiện vẫn chậm nhất trong hơn một thập kỷ. Bên cạnh đó, các ngân hàng còn đang ngập trong khối nợ xấu liên quan đến đầu cơ bất động sản.
Tín dụng đã được thắt chặt kể từ khi thị trường lao dốc năm 2008. Hồi tháng 7, Chính phủ còn thành lập Công ty quản lý tài sản (VAMC) để mua lại nợ xấu ngân hàng. Đến tháng 9, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng cam kết nâng tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư ngoại trong ngân hàng nội lên 49%, từ 30% hiện tại. Dù vậy, các nhà phân tích cho biết nhiều khoản nợ xấu vẫn còn liên quan đến bất động sản.
Stephen Wyatt – Giám đốc hãng nghiên cứu bất động sản Jones Lang LaSalle tại Việt Nam nhận định: "Có một số dấu hiệu sớm cho thấy thị trường đang chuyển động. Dù vậy, nó cũng không thể xóa đi thực tế là lĩnh vực ngân hàng vẫn phải tự giải quyết vấn đề của mình".
Các nhà làm luật Việt Nam vẫn đang tranh cãi một dự luật cho phép người nước ngoài mua hơn một căn hộ, được sở hữu nhà hơn 50 năm và mua đất, David Lim –luật sư tham gia cố vấn cho Chính phủ về cải cách đất đai cho biết. Theo ông, những thay đổi này có thể giúp Việt Nam cạnh tranh với nhiều nước Đông Nam Á khác về thu hút đầu tư nước ngoài.
Theo nhiều hãng môi giới, một số hãng bất động sản cũng đang thay đổi thói quen chỉ xây nhà cao tầng cho người giàu. Wyatt cho biết người mua bình dân đang thống trị doanh số bán chung cư tại TP HCM. Căn hộ phổ biến là 50-70 m2 với giá bán khoảng 30.000 USD (gần 640 triệu đồng).
Ông Don Lam - CEO VinaCapital cho biết các cặp vợ chồng thuộc tầng lớp trung lưu thích các căn nhà liền kề hơn là chung cư cao tầng. Vì thế, quỹ của ông cũng đang tập trung vào những khu dân cư liền kề kiểu Mỹ tại vùng ven thành phố. Các căn hộ ba phòng ngủ ở đây được bán với giá khoảng 200.000 USD (4,2 tỷ đồng).
Ông cũng nhận định dù các cải tổ ngân hàng và chính trị là cần thiết với Việt Nam, thị trường bất động sản sẽ vẫn hồi phục dù có hay không có hỗ trợ của Chính phủ. "Người mua và người bán sẽ không chờ đợi đâu. Các giao dịch đang diễn ra rồi", ông nói.
Hồi tháng 5, quỹ đầu tư Mỹ - Warburg Pincus thông báo chi 200 triệu USD để mua 20% cổ phần trong Vincom Retail - công ty con của Vingroup. Một số nhà môi giới và giám đốc quỹ đầu tư nhận định đây có thể là động thái mở màn cho hàng loạt thương vụ của nhà đầu tư nước ngoài.
Tuy nhiên, một số doanh nhân cho rằng dù các công ty Việt Nam đã hồi phục từ sau khi bất động sản đổ vỡ, nợ xấu của họ lại lớn hơn khi ấy. Bên cạnh đó, cuộc khủng hoảng tại hệ thống ngân hàng có thể còn nghiêm trọng hơn dự tính.
Ngân hàng đầu tư ABB Merchant Banking (Hà Nội) gần đây đã phân tích 61 công ty bất động sản và xây dựng trên sàn chứng khoán TP HCM. Họ nhận thấy trung bình cổ phiếu các công ty này đang giao dịch dưới 30% giá trị sổ sách.
And Frederick Burke – Giám đốc điều hành hãng luật Baker & McKenzie tại Việt Nam cũng cho biết dù các công ty Việt Nam nhận định thị trường bất động sản đang thoát đáy, thủ tục hành chính rườm rà sẽ cản trở việc phục hồi. Một dự án phát triển thông thường tại TP HCM thường mất tối thiểu 580 ngày từ khi bắt đầu cho đến lúc hoàn thành, ông cho biết.
Hà Thu
Chuỗi cửa hàng đồ nướng của Dinh Thien Thien làm ăn phát đạt ngay khi thị trường bất động sản Việt Nam xuống dốc. Đây không phải là sự trùng hợp. Năm 2010, anh thuê một lô đất trống tại trung tâm TP HCM khi hoạt động xây dựng ở đây phần lớn đã ngừng lại. Quán của anh nhanh chóng trở nên nổi tiếng nhờ mạng xã hội. Chỉ trong vài tháng, anh đã thuê 15 địa điểm mới với giá 1.000-5.000 USD mỗi tháng.
Tuy nhiên, khi việc xây dựng hồi phục trở lại, Thien đã giảm số cửa hàng xuống 5, do một số nơi bị ảnh hưởng bởi hoạt động của cần trục và máy trộn bê tông. Trên New York Times, ông chủ 32 tuổi cho biết khoảng 3 năm nữa, có lẽ anh sẽ phải chuyển sang hướng kinh doanh mới.
Theo nhiều hãng bất động sản và giới chuyên gia, địa ốc Việt Nam đang thoát đáy khi các yếu tố vĩ mô đã bình ổn và Chính phủ cam kết cải tổ hệ thống ngân hàng. Và nếu Việt Nam hoàn tất ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), nền kinh tế và thị trường bất động sản sẽ tăng tốc.
Giới phân tích nhận định bất động sản Việt Nam đang thoát đáy. Ảnh: NYT
Tuy nhiên, NYT nhận định dù lãi suất cho vay đã giảm xuống 12,8%, từ 20,3% năm 2011, không ai có thể chắc chắn liệu thị trường có thể về mức đỉnh trước năm 2008 hay không. Hiện tại, nguồn cung căn hộ trung bình đến cao cấp tại cả Hà Nội và TP HCM vẫn dư thừa.
Ông Trịnh Bảo Quốc - Giám đốc Tập đoàn Sơn Kim Land cho biết: "Sẽ phải mất khoảng một năm nữa mọi thứ mới trở nên rõ ràng được. Tuy nhiên, nếu nói chuyện với các nhà đầu tư nước ngoài, anh sẽ thấy rất nhiều người trong số họ đang sống ở Việt Nam và cho rằng đây là thời cơ tốt để mua vào".
Theo hãng nghiên cứu bất động sản CBRE, giá thuê văn phòng tại TP HCM hiện vào khoảng 20-30 USD mỗi m2, bắt đầu tăng từ cuối năm 2012. Đó là lần đầu tiên giá này tăng từ năm 2007. Còn tại Hà Nội, giá bán chung cư bình dân những tháng gần đây dao động quanh 800 USD mỗi m2, sau khi lao dốc trong hai năm.
Một số nhà đầu tư nước ngoài đã mua bất động sản tại đây trong năm nay. Theo các hãng môi giới, đây là dấu hiệu thanh khoản và niềm tin nhà đầu tư đang tăng. Một số dự án xây dựng lớn cũng đang được xây dựng, trong đó có tòa tháp sẽ đặt khách sạn Ritz-Carlton đầu tiên ở Việt Nam.
Hồi tháng 7, Vingroup cũng đã mở khu mua sắm lớn nhất Việt Nam với diện tích sàn hơn 200.000 m2. Bà Lê Thị Thu Thủy - CEO Vingroup cho biết: "Chúng tôi tin rằng thị trường bất động sản đang phục hồi tốt và sẽ đảo chiều theo hướng tích cực cuối năm nay hoặc đầu năm sau".
Tuy nhiên, theo NYT, tăng trưởng GDP của Việt Nam hiện vẫn chậm nhất trong hơn một thập kỷ. Bên cạnh đó, các ngân hàng còn đang ngập trong khối nợ xấu liên quan đến đầu cơ bất động sản.
Tín dụng đã được thắt chặt kể từ khi thị trường lao dốc năm 2008. Hồi tháng 7, Chính phủ còn thành lập Công ty quản lý tài sản (VAMC) để mua lại nợ xấu ngân hàng. Đến tháng 9, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng cam kết nâng tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư ngoại trong ngân hàng nội lên 49%, từ 30% hiện tại. Dù vậy, các nhà phân tích cho biết nhiều khoản nợ xấu vẫn còn liên quan đến bất động sản.
Stephen Wyatt – Giám đốc hãng nghiên cứu bất động sản Jones Lang LaSalle tại Việt Nam nhận định: "Có một số dấu hiệu sớm cho thấy thị trường đang chuyển động. Dù vậy, nó cũng không thể xóa đi thực tế là lĩnh vực ngân hàng vẫn phải tự giải quyết vấn đề của mình".
Các nhà làm luật Việt Nam vẫn đang tranh cãi một dự luật cho phép người nước ngoài mua hơn một căn hộ, được sở hữu nhà hơn 50 năm và mua đất, David Lim –luật sư tham gia cố vấn cho Chính phủ về cải cách đất đai cho biết. Theo ông, những thay đổi này có thể giúp Việt Nam cạnh tranh với nhiều nước Đông Nam Á khác về thu hút đầu tư nước ngoài.
Theo nhiều hãng môi giới, một số hãng bất động sản cũng đang thay đổi thói quen chỉ xây nhà cao tầng cho người giàu. Wyatt cho biết người mua bình dân đang thống trị doanh số bán chung cư tại TP HCM. Căn hộ phổ biến là 50-70 m2 với giá bán khoảng 30.000 USD (gần 640 triệu đồng).
Ông Don Lam - CEO VinaCapital cho biết các cặp vợ chồng thuộc tầng lớp trung lưu thích các căn nhà liền kề hơn là chung cư cao tầng. Vì thế, quỹ của ông cũng đang tập trung vào những khu dân cư liền kề kiểu Mỹ tại vùng ven thành phố. Các căn hộ ba phòng ngủ ở đây được bán với giá khoảng 200.000 USD (4,2 tỷ đồng).
Ông cũng nhận định dù các cải tổ ngân hàng và chính trị là cần thiết với Việt Nam, thị trường bất động sản sẽ vẫn hồi phục dù có hay không có hỗ trợ của Chính phủ. "Người mua và người bán sẽ không chờ đợi đâu. Các giao dịch đang diễn ra rồi", ông nói.
Hồi tháng 5, quỹ đầu tư Mỹ - Warburg Pincus thông báo chi 200 triệu USD để mua 20% cổ phần trong Vincom Retail - công ty con của Vingroup. Một số nhà môi giới và giám đốc quỹ đầu tư nhận định đây có thể là động thái mở màn cho hàng loạt thương vụ của nhà đầu tư nước ngoài.
Tuy nhiên, một số doanh nhân cho rằng dù các công ty Việt Nam đã hồi phục từ sau khi bất động sản đổ vỡ, nợ xấu của họ lại lớn hơn khi ấy. Bên cạnh đó, cuộc khủng hoảng tại hệ thống ngân hàng có thể còn nghiêm trọng hơn dự tính.
Ngân hàng đầu tư ABB Merchant Banking (Hà Nội) gần đây đã phân tích 61 công ty bất động sản và xây dựng trên sàn chứng khoán TP HCM. Họ nhận thấy trung bình cổ phiếu các công ty này đang giao dịch dưới 30% giá trị sổ sách.
And Frederick Burke – Giám đốc điều hành hãng luật Baker & McKenzie tại Việt Nam cũng cho biết dù các công ty Việt Nam nhận định thị trường bất động sản đang thoát đáy, thủ tục hành chính rườm rà sẽ cản trở việc phục hồi. Một dự án phát triển thông thường tại TP HCM thường mất tối thiểu 580 ngày từ khi bắt đầu cho đến lúc hoàn thành, ông cho biết.
Hà Thu