'Thừa dự án nhà ở khiến bất động sản đóng băng'
written by TrungLun0112
at Jan 16, 2013
Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng cho rằng, việc thừa dự án song thiếu công trình hạ tầng, thiếu sản phẩm phù hợp với người có nhu cầu nhà ở, là nguyên nhân khiến thị trường bất động sản đóng băng.
Tại hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2013 sáng 16/1, nhiều lãnh đạo địa phương nhìn nhận, các đô thị còn tồn tại nhiều bất cập như ách tắc giao thông, úng ngập, lấn chiếm đất công, xây dựng không phép, ô nhiễm môi trường... Trong khi đó, hạ tầng kỹ thuật thiếu đồng bộ, không khớp nối với hạ tầng kỹ thuật chung của đô thị, chậm triển khai xây dựng bệnh viện, trường học.
Bên cạnh đó, các dự án đô thị mới ở các tỉnh, thành phố lớn còn thiếu quy hoạch, kế hoạch phát triển khiến đầu tư dàn trải, chắp vá, lãng phí đất đai và nguồn lực. Năm 2012, tỷ lệ đô thị hóa đạt khoảng 32%, song chất lượng đô thị chưa tương xứng với tốc độ tăng dân số.
Cung lớn hơn cầu khiến nhiều khu đô thị ở Hà Nội thi công dang dở. Ảnh minh họa: Hoàng Hà.
Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam Trần Ngọc Hùng cho rằng, do phân cấp quá lớn cho địa phương và việc thả nổi, thiếu kiểm tra thường xuyên của Bộ Xây dựng nên các địa phương, nhất là Hà Nội và TP HCM đã cấp phép tràn lan, nhiều dự án không phù hợp thị trường, gây cung vượt cầu về nhà ở.
"Quy hoạch nhiều dự án không phù hợp cung cầu là trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước, liên quan đến lợi ích nhóm của người xin và người cho dự án", ông Hùng nói và đề nghị Bộ Xây dựng cần kiểm tra, rà soát các nhóm dự án, như nhóm phải tạm dừng, nhóm phải điều chỉnh và nhóm dự án nhà ở thương mại cần chuyển sang nhà xã hội. Ngoài ra, cần bổ sung nhóm dự án phải thu hồi.
"Cần thành lập đoàn kiểm tra tại các địa phương, nhất là tại Hà Nội, TP HCM và bổ sung thành phần HĐND, Tổng hội xây dựng... Bộ Xây dựng phải thẩm tra trực tiếp, nếu để địa phương tự rà soát sẽ dẫn đến kéo dài và dễ thỏa hiệp", Chủ tịch Tổng hội Xây dựng yêu cầu.
Ông Trần Ngọc Hùng cho rằng, trong 30 ngày, các dự án phải công khai minh bạch trên các phương tiện thông tin, cập nhật tiến trình thực hiện hay những khó khăn của dự án. Trong khi chờ sửa đổi Luật đất đai, cần dừng cấp phép tất cả dự án liên quan sử dụng đất đô thị, để nhà nước đứng ra lập quy hoạch, làm hạ tầng... rồi đấu giá quyền sử dụng.
"Trung Quốc đã thu 800 tỷ USD trong 3 năm từ chênh lệch địa tô khi đấu thầu các dự án sử dụng đất tại Bắc Kinh, Thượng Hải, Thẩm Quyến... Chúng ta không làm tốt nên chênh lệch địa tô rơi vào túi nhà đầu tư", ông Hùng nêu thí dụ.
Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng thừa nhận: "Chúng ta kiểm soát quản lý đô thị còn yếu, quản lý đô thị theo bề rộng mà không căn cứ quy hoạch và kế hoạch phát triển".
Ông Dũng cho rằng, các địa phương chưa kiểm soát đô thị theo quy hoạch, nơi có đất ở đô thị thì nhà đầu tư xin và chính quyền chấp thuận mà không căn cứ xem đô thị phát triển đến mức nào, dân mỗi năm tăng bao nhiêu để xây dựng phù hợp với tốt độ phát triển. Do đó, các thành phố thừa nhiều dự án song thiếu công trình hạ tầng kỹ thuật, xã hội, thiếu sản phẩm phù hợp với người dân có nhu cầu nhà ở, nhất là người thu nhập thấp. Đó là nguyên nhân khiến thời gian qua thị trường bất động sản đóng băng.
Theo người đứng đầu ngành xây dựng, năm 2013 sẽ tập trung xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật quản lý đô thị, cụ thể hóa chiến lược nhà ở, tăng quyền cho các cơ quan quản lý nhà nước để quản lý, kiểm soát các đơn vị thực hiện...
Đoàn Loan
Tags: Dich vu ve sinh NVD
Tại hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2013 sáng 16/1, nhiều lãnh đạo địa phương nhìn nhận, các đô thị còn tồn tại nhiều bất cập như ách tắc giao thông, úng ngập, lấn chiếm đất công, xây dựng không phép, ô nhiễm môi trường... Trong khi đó, hạ tầng kỹ thuật thiếu đồng bộ, không khớp nối với hạ tầng kỹ thuật chung của đô thị, chậm triển khai xây dựng bệnh viện, trường học.
Bên cạnh đó, các dự án đô thị mới ở các tỉnh, thành phố lớn còn thiếu quy hoạch, kế hoạch phát triển khiến đầu tư dàn trải, chắp vá, lãng phí đất đai và nguồn lực. Năm 2012, tỷ lệ đô thị hóa đạt khoảng 32%, song chất lượng đô thị chưa tương xứng với tốc độ tăng dân số.
Cung lớn hơn cầu khiến nhiều khu đô thị ở Hà Nội thi công dang dở. Ảnh minh họa: Hoàng Hà.
Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam Trần Ngọc Hùng cho rằng, do phân cấp quá lớn cho địa phương và việc thả nổi, thiếu kiểm tra thường xuyên của Bộ Xây dựng nên các địa phương, nhất là Hà Nội và TP HCM đã cấp phép tràn lan, nhiều dự án không phù hợp thị trường, gây cung vượt cầu về nhà ở.
"Quy hoạch nhiều dự án không phù hợp cung cầu là trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước, liên quan đến lợi ích nhóm của người xin và người cho dự án", ông Hùng nói và đề nghị Bộ Xây dựng cần kiểm tra, rà soát các nhóm dự án, như nhóm phải tạm dừng, nhóm phải điều chỉnh và nhóm dự án nhà ở thương mại cần chuyển sang nhà xã hội. Ngoài ra, cần bổ sung nhóm dự án phải thu hồi.
"Cần thành lập đoàn kiểm tra tại các địa phương, nhất là tại Hà Nội, TP HCM và bổ sung thành phần HĐND, Tổng hội xây dựng... Bộ Xây dựng phải thẩm tra trực tiếp, nếu để địa phương tự rà soát sẽ dẫn đến kéo dài và dễ thỏa hiệp", Chủ tịch Tổng hội Xây dựng yêu cầu.
Ông Trần Ngọc Hùng cho rằng, trong 30 ngày, các dự án phải công khai minh bạch trên các phương tiện thông tin, cập nhật tiến trình thực hiện hay những khó khăn của dự án. Trong khi chờ sửa đổi Luật đất đai, cần dừng cấp phép tất cả dự án liên quan sử dụng đất đô thị, để nhà nước đứng ra lập quy hoạch, làm hạ tầng... rồi đấu giá quyền sử dụng.
"Trung Quốc đã thu 800 tỷ USD trong 3 năm từ chênh lệch địa tô khi đấu thầu các dự án sử dụng đất tại Bắc Kinh, Thượng Hải, Thẩm Quyến... Chúng ta không làm tốt nên chênh lệch địa tô rơi vào túi nhà đầu tư", ông Hùng nêu thí dụ.
Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng thừa nhận: "Chúng ta kiểm soát quản lý đô thị còn yếu, quản lý đô thị theo bề rộng mà không căn cứ quy hoạch và kế hoạch phát triển".
Ông Dũng cho rằng, các địa phương chưa kiểm soát đô thị theo quy hoạch, nơi có đất ở đô thị thì nhà đầu tư xin và chính quyền chấp thuận mà không căn cứ xem đô thị phát triển đến mức nào, dân mỗi năm tăng bao nhiêu để xây dựng phù hợp với tốt độ phát triển. Do đó, các thành phố thừa nhiều dự án song thiếu công trình hạ tầng kỹ thuật, xã hội, thiếu sản phẩm phù hợp với người dân có nhu cầu nhà ở, nhất là người thu nhập thấp. Đó là nguyên nhân khiến thời gian qua thị trường bất động sản đóng băng.
Theo người đứng đầu ngành xây dựng, năm 2013 sẽ tập trung xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật quản lý đô thị, cụ thể hóa chiến lược nhà ở, tăng quyền cho các cơ quan quản lý nhà nước để quản lý, kiểm soát các đơn vị thực hiện...
Đoàn Loan
Tags: Dich vu ve sinh NVD