'Nhiều dự án vẫn chọn phương án giảm giá'
written by TrungLun0112
at Jan 8, 2013
Tiếp tục giảm giá các căn hộ là thông tin mà các doanh nghiệp bất động sản đang tới tấp tung ra thị trường những ngày cuối năm.
Hết e dè, giữ tiếng chơi sang
Từ tháng 10/2012, thông tin chủ dự án khu chung cư Đại Thanh giảm giá bán căn hộ xuống còn 10 triệu đồng/m2, không ít doanh nghiệp đã lên tiếng chỉ trích.
Thông tin này đã khiến nhiều ‘ông lớn’ tự ái vì các khu chung cư cao cấp, tiêu chuẩn cao làm sao nói tới 2 từ ‘hạ giá’.
Nhưng rồi sức ép của túi tiền cộng với con số khổng lồ các căn hộ tồn, lãi vay… đã khiến hàng loạt ông chủ quyết định xuống nước.
Mới đây nhất là, Công ty Cổ phần Dầu khí Toàn Cầu (GP Invest) - chủ đầu tư dự án Nam Đô Complex (Trương Định, Hà Nội) đã công bố giảm giá bán căn hộ từ 1,5 - 2 triệu đồng/m2.
Không chỉ là giảm cho khách mới, tất cả các khách hàng cũ đã ký hợp đồng mua căn hộ và đang đóng tiến theo tiến độ cũng được chủ đầu tư giảm giá tương ứng. Giá căn hộ tại dự án này hiện chỉ còn ở mức 20 triệu đồng/m2.
Các doanh nghiệp không còn ngại ngùng tuyên bố 2 từ: giảm giá
Công ty Cổ phần Dầu khí Toàn Cầu công khai việc giảm giá được dư luận cho rằng trái với những gì trước đây ông chủ của công ty này lên tiếng phản ứng giải pháp giảm giá bán.
Trước đó, ông Nguyễn Quốc Hiệp đã kịch liệt phản đối khi chủ dự án Đại Thanh công bố giảm giá bán căn hộ có cùng phân khúc với chủ đầu tư Nam Đô. Ông Hiệp đã khẳng định rằng, giá bất động sản ở mức như hiện nay (tại thời điểm đó) là đã sát giá thành, không thể giảm thêm được nữa.
Do đó, với một số doanh nghiệp giảm giá, đặc biệt giảm mạnh như dự án Đại Thanh, thì ông Hiệp cho rằng, đó chỉ là đi phá thị trường và làm hại các doanh nghiệp khác.
Khi đó đại diện lãnh đạo Tổng công ty Vinaconex cũng phản đối gay gắt và cho rằng, việc giảm giá bất động sản tại một số dự án là hiện tượng “phá giá” thị trường.
Theo ông Đoàn Châu Phong, Phó tổng giám đốc Vinaconex, việc giảm giá bán rất mạnh vừa qua của một vài chủ đầu tư, cho thấy xuất hiện tình trạng doanh nghiệp, nhà đầu tư không đủ kiên nhẫn với thị trường, đã tìm cách thoát ra bằng cách bán phá giá căn hộ.
Thời gian trôi qua mới chỉ vài tháng, những phản đối này dường như không còn giá trị. Chẳng riêng gì Nam Đô, một số chủ đầu tư khác mới đây cũng chính thức công khai thông tin về việc giảm giá bán.
Đơn cử như dự án Westa (Mỗ Lao, Hà Đông), chủ đầu tư cũng đưa ra chính sách bán với giá mới chỉ từ 16,7 triệu đồng/m2 (đã có VAT và 2% phí bảo trì).
Trước đó, vào tháng 8/2012, chủ đầu tư là Công ty Coma 18 đã một lần điều chỉnh giá bán các căn hộ còn lại của dự án này còn 17,9 triệu đồng/m2.
Chủ đầu tư dự án chung cư hỗn hợp Chợ Mơ (Vinaconex) cũng đã công bố giảm giá khoảng 3 triệu đồng/m2 trong đợt mở bán cuối, xuống còn 25 triệu đồng/m2…
Chờ được cứu hay tốt nhất tự cứu?
Vào cuối tháng 12/2012, theo chỉ đạo tìm phương án giải cứu thị trường bất động sản của Thủ tướng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cam kết đẩy tín dụng cho khu vực này từ 20 đến 40 nghìn tỷ đồng.
Ngay sau đó, ngân hàng BIDV và Agribank đã lên tiếng xuống tiền, song lãnh đạo Agribank cũng nhấn mạnh: Agribank không bơm tiền vào mọi dự án bất động sản mà có sự chọn lọc kỹ càng.
Giới chuyên môn cũng lo ngại, nếu 4 ngân hàng thương mại nhà nước cung thêm khoảng 20 – 40 nghìn tỷ đồng cho bất động sản thì dư nợ cho vay bất động sản/tổng dư nợ sẽ vượt quá mức khống chế hiện nay của Ngân hàng Nhà nước đối với các tổ chức tín dụng. Vì vậy, rải tiền vào dự án nào chắc chắn sẽ được cân nhắc kỹ càng.
Với phân tích này sẽ thấy dễ thông cảm hơn khi các doanh nghiệp quyết định bước qua búa rìu dư luận lên tiếng giảm giá.
Điều này cũng được Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng “tư vấn” rằng doanh nghiệp phải “tự cứu mình trước” bằng cách giảm giá bán căn hộ, cơ cấu lại sản phẩm, nhân lực, tài chính…
Có lẽ, giảm giá là bước hạ sách với doanh nghiệp khi đã tung ra số tiền đầu tư quá lớn và mong muốn thu được nhiều lợi nhuận. Song, dù là chiêu cuối đã được sử dụng nhưng thị trường vẫn e dè, chờ đợi. Người có tiền thì chưa tin tưởng để đầu tư. Người muốn có nhà để ở thực sự thì không thể ‘xoay’ tiền vào lúc khó khăn này.
Vậy là bất động sản vẫn tiếp tục phải chờ!
Theo ĐVO
Hết e dè, giữ tiếng chơi sang
Từ tháng 10/2012, thông tin chủ dự án khu chung cư Đại Thanh giảm giá bán căn hộ xuống còn 10 triệu đồng/m2, không ít doanh nghiệp đã lên tiếng chỉ trích.
Thông tin này đã khiến nhiều ‘ông lớn’ tự ái vì các khu chung cư cao cấp, tiêu chuẩn cao làm sao nói tới 2 từ ‘hạ giá’.
Nhưng rồi sức ép của túi tiền cộng với con số khổng lồ các căn hộ tồn, lãi vay… đã khiến hàng loạt ông chủ quyết định xuống nước.
Mới đây nhất là, Công ty Cổ phần Dầu khí Toàn Cầu (GP Invest) - chủ đầu tư dự án Nam Đô Complex (Trương Định, Hà Nội) đã công bố giảm giá bán căn hộ từ 1,5 - 2 triệu đồng/m2.
Không chỉ là giảm cho khách mới, tất cả các khách hàng cũ đã ký hợp đồng mua căn hộ và đang đóng tiến theo tiến độ cũng được chủ đầu tư giảm giá tương ứng. Giá căn hộ tại dự án này hiện chỉ còn ở mức 20 triệu đồng/m2.
Các doanh nghiệp không còn ngại ngùng tuyên bố 2 từ: giảm giá
Công ty Cổ phần Dầu khí Toàn Cầu công khai việc giảm giá được dư luận cho rằng trái với những gì trước đây ông chủ của công ty này lên tiếng phản ứng giải pháp giảm giá bán.
Trước đó, ông Nguyễn Quốc Hiệp đã kịch liệt phản đối khi chủ dự án Đại Thanh công bố giảm giá bán căn hộ có cùng phân khúc với chủ đầu tư Nam Đô. Ông Hiệp đã khẳng định rằng, giá bất động sản ở mức như hiện nay (tại thời điểm đó) là đã sát giá thành, không thể giảm thêm được nữa.
Do đó, với một số doanh nghiệp giảm giá, đặc biệt giảm mạnh như dự án Đại Thanh, thì ông Hiệp cho rằng, đó chỉ là đi phá thị trường và làm hại các doanh nghiệp khác.
Khi đó đại diện lãnh đạo Tổng công ty Vinaconex cũng phản đối gay gắt và cho rằng, việc giảm giá bất động sản tại một số dự án là hiện tượng “phá giá” thị trường.
Theo ông Đoàn Châu Phong, Phó tổng giám đốc Vinaconex, việc giảm giá bán rất mạnh vừa qua của một vài chủ đầu tư, cho thấy xuất hiện tình trạng doanh nghiệp, nhà đầu tư không đủ kiên nhẫn với thị trường, đã tìm cách thoát ra bằng cách bán phá giá căn hộ.
Thời gian trôi qua mới chỉ vài tháng, những phản đối này dường như không còn giá trị. Chẳng riêng gì Nam Đô, một số chủ đầu tư khác mới đây cũng chính thức công khai thông tin về việc giảm giá bán.
Đơn cử như dự án Westa (Mỗ Lao, Hà Đông), chủ đầu tư cũng đưa ra chính sách bán với giá mới chỉ từ 16,7 triệu đồng/m2 (đã có VAT và 2% phí bảo trì).
Trước đó, vào tháng 8/2012, chủ đầu tư là Công ty Coma 18 đã một lần điều chỉnh giá bán các căn hộ còn lại của dự án này còn 17,9 triệu đồng/m2.
Chủ đầu tư dự án chung cư hỗn hợp Chợ Mơ (Vinaconex) cũng đã công bố giảm giá khoảng 3 triệu đồng/m2 trong đợt mở bán cuối, xuống còn 25 triệu đồng/m2…
Chờ được cứu hay tốt nhất tự cứu?
Vào cuối tháng 12/2012, theo chỉ đạo tìm phương án giải cứu thị trường bất động sản của Thủ tướng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cam kết đẩy tín dụng cho khu vực này từ 20 đến 40 nghìn tỷ đồng.
Ngay sau đó, ngân hàng BIDV và Agribank đã lên tiếng xuống tiền, song lãnh đạo Agribank cũng nhấn mạnh: Agribank không bơm tiền vào mọi dự án bất động sản mà có sự chọn lọc kỹ càng.
Giới chuyên môn cũng lo ngại, nếu 4 ngân hàng thương mại nhà nước cung thêm khoảng 20 – 40 nghìn tỷ đồng cho bất động sản thì dư nợ cho vay bất động sản/tổng dư nợ sẽ vượt quá mức khống chế hiện nay của Ngân hàng Nhà nước đối với các tổ chức tín dụng. Vì vậy, rải tiền vào dự án nào chắc chắn sẽ được cân nhắc kỹ càng.
Với phân tích này sẽ thấy dễ thông cảm hơn khi các doanh nghiệp quyết định bước qua búa rìu dư luận lên tiếng giảm giá.
Điều này cũng được Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng “tư vấn” rằng doanh nghiệp phải “tự cứu mình trước” bằng cách giảm giá bán căn hộ, cơ cấu lại sản phẩm, nhân lực, tài chính…
Có lẽ, giảm giá là bước hạ sách với doanh nghiệp khi đã tung ra số tiền đầu tư quá lớn và mong muốn thu được nhiều lợi nhuận. Song, dù là chiêu cuối đã được sử dụng nhưng thị trường vẫn e dè, chờ đợi. Người có tiền thì chưa tin tưởng để đầu tư. Người muốn có nhà để ở thực sự thì không thể ‘xoay’ tiền vào lúc khó khăn này.
Vậy là bất động sản vẫn tiếp tục phải chờ!
Theo ĐVO
Tổng hợp: Báo mua bán nhà đất HPT
Tags: Dịch vụ vệ sinh NVĐ