Người giàu cũng khóc
written by TrungLun0112
at Jan 9, 2013
“Trong thời kỳ phát triển nóng BĐS thu siêu lợi nhuận thì họ lặng lẽ bỏ túi đến khi khó khăn lỗ 1 đồng họ cũng kêu để “xin”.
Nói về thị trường BĐS thời gian này, những từ kiểu như đóng băng, bất động, ế ẩm, tồn kho…đã trở thành những điệp khúc quen thuộc trên nhiều mặt báo. Hàng loạt các giải pháp được đưa ra nhằm “giải cứu” BĐS. Nhưng cũng cần phải nói thêm là để thị trường như ngày hôm nay đã có không ít những lời cảnh báo.
Nếu để ý thì ngay từ năm 2008, không ít chuyên gia đã cảnh báo về khả năng bong bóng BĐS sẽ nổ ra tại Việt Nam trong những năm tới, điều này được đưa ra từ chính những bài học xương máu của nhiều nước trên thế giới. Bỏ qua tất cả những điều chỉ là cảnh báo ấy, các dự án thương mại vẫn ồ ạt mọc lên còn những dự án nhà ở xã hội thì có lẽ phát triển theo kiểu nhẩm tính được. Cũng dễ hiểu bởi đầu tư xây nhà ở xã hội lãi đã ít lại còn bị trong tầm kiểm soát.
Nghịch lý người giàu kêu cứu
Thời kỳ ấy, “nhà nhà bỏ tiền mua đất, người người đi buôn đất”, đầu tư BĐS không chỉ thu lợi nhuận mà là “siêu lợi nhuận”. Người ta chỉ biết BĐS thu lãi khủng chứ con số “khủng” là bao nhiêu thì chỉ có họ mới biết. Thế nhưng, bây giờ công ty BĐS A lỗ bao nhiêu tỷ, doanh nghiệp BĐS B lỗ bao nhiêu tỷ thì rành rành đến từng con số hàng đơn vị. Đó có phải là nghịch lý?
Đọc báo tôi thấy nhiều thông tin giá nhà đất chạm đáy, dự án này giảm giá, dự án kia khuyến mại nhưng nhìn qua thì mức giảm giá vấn là 20 – 30 triệu đồng/m2. Giá ấy đúng là đã giảm nhưng với những công chức, lao động như chúng tôi nó vẫn ở “trên trời”.
Khi giá đất được thổi lên người dân chỉ biết bất lực nhìn theo giá nhà. Còn đến bây giờ các doanh nghiệp gặp khó, mới giảm giá 20 – 30% đã ồ ạt xin phao “giải cứu”. Đọc các ý kiến của độc giả Vland gửi về trong thời gian qua tôi đồng ý với nhận định của nhiều bạn đọc nhìn vào quy luật thị trường. Hơn ai hết, mỗi doanh nghiệp thừa hiểu bước vào cuộc chơi của thị trường đầy cạnh tranh nhưng cũng hết sức công bằng lời ăn lỗ chịu. Trong thời kỳ phát triển nóng BĐS thu siêu lợi nhuận thì họ lặng lẽ bỏ túi đến khi khó khăn lỗ 1 đồng họ cũng kêu để “xin”.
Cũng cần xem xét BĐS thực sự đã “khốn khổ” đến mức “không cứu không được”? Giá nhà đất ở Việt Nam còn cao quá giá nhà đất ở Mỹ hay Canada. Phải chăng vì nhà của họ không cao cấp như nhà của ta?
Vấn đề là cần phải đặt ra vấn đề “tái cơ cấu” doanh nghiệp cũng như đề ra hành lang pháp lý cho hoạt động BĐS. Tính ra việc BĐS đóng băng cũng không phải là điều gì xấu. Cũng là thời gian để nhà quản lý nhìn lại để đưa BĐS trở về với giá trị thực xác lập trên cơ sở khả năng, thu nhập của người dân chứ không phải tính trên túi tiền của một bộ phận người giàu.
Độc giả Huy Thông
Nói về thị trường BĐS thời gian này, những từ kiểu như đóng băng, bất động, ế ẩm, tồn kho…đã trở thành những điệp khúc quen thuộc trên nhiều mặt báo. Hàng loạt các giải pháp được đưa ra nhằm “giải cứu” BĐS. Nhưng cũng cần phải nói thêm là để thị trường như ngày hôm nay đã có không ít những lời cảnh báo.
Nếu để ý thì ngay từ năm 2008, không ít chuyên gia đã cảnh báo về khả năng bong bóng BĐS sẽ nổ ra tại Việt Nam trong những năm tới, điều này được đưa ra từ chính những bài học xương máu của nhiều nước trên thế giới. Bỏ qua tất cả những điều chỉ là cảnh báo ấy, các dự án thương mại vẫn ồ ạt mọc lên còn những dự án nhà ở xã hội thì có lẽ phát triển theo kiểu nhẩm tính được. Cũng dễ hiểu bởi đầu tư xây nhà ở xã hội lãi đã ít lại còn bị trong tầm kiểm soát.
Nghịch lý người giàu kêu cứu
Thời kỳ ấy, “nhà nhà bỏ tiền mua đất, người người đi buôn đất”, đầu tư BĐS không chỉ thu lợi nhuận mà là “siêu lợi nhuận”. Người ta chỉ biết BĐS thu lãi khủng chứ con số “khủng” là bao nhiêu thì chỉ có họ mới biết. Thế nhưng, bây giờ công ty BĐS A lỗ bao nhiêu tỷ, doanh nghiệp BĐS B lỗ bao nhiêu tỷ thì rành rành đến từng con số hàng đơn vị. Đó có phải là nghịch lý?
Đọc báo tôi thấy nhiều thông tin giá nhà đất chạm đáy, dự án này giảm giá, dự án kia khuyến mại nhưng nhìn qua thì mức giảm giá vấn là 20 – 30 triệu đồng/m2. Giá ấy đúng là đã giảm nhưng với những công chức, lao động như chúng tôi nó vẫn ở “trên trời”.
Khi giá đất được thổi lên người dân chỉ biết bất lực nhìn theo giá nhà. Còn đến bây giờ các doanh nghiệp gặp khó, mới giảm giá 20 – 30% đã ồ ạt xin phao “giải cứu”. Đọc các ý kiến của độc giả Vland gửi về trong thời gian qua tôi đồng ý với nhận định của nhiều bạn đọc nhìn vào quy luật thị trường. Hơn ai hết, mỗi doanh nghiệp thừa hiểu bước vào cuộc chơi của thị trường đầy cạnh tranh nhưng cũng hết sức công bằng lời ăn lỗ chịu. Trong thời kỳ phát triển nóng BĐS thu siêu lợi nhuận thì họ lặng lẽ bỏ túi đến khi khó khăn lỗ 1 đồng họ cũng kêu để “xin”.
Cũng cần xem xét BĐS thực sự đã “khốn khổ” đến mức “không cứu không được”? Giá nhà đất ở Việt Nam còn cao quá giá nhà đất ở Mỹ hay Canada. Phải chăng vì nhà của họ không cao cấp như nhà của ta?
Vấn đề là cần phải đặt ra vấn đề “tái cơ cấu” doanh nghiệp cũng như đề ra hành lang pháp lý cho hoạt động BĐS. Tính ra việc BĐS đóng băng cũng không phải là điều gì xấu. Cũng là thời gian để nhà quản lý nhìn lại để đưa BĐS trở về với giá trị thực xác lập trên cơ sở khả năng, thu nhập của người dân chứ không phải tính trên túi tiền của một bộ phận người giàu.
Độc giả Huy Thông
Tổng hợp: Báo mua bán nhà đất HPT
Tags: Dịch vụ vệ sinh NVĐ