Thủ tướng chỉ đạo Hà Nội phát triển nhà ở xã hội
written by TrungLun0112
at Dec 20, 2012
Theo yêu cầu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Hà Nội phải đặc rà soát lại quy hoạch, phát triển thị trường nhà ở với cơ cấu hợp lý, trong đó quan tâm tập trung nguồn lực để tiếp tục phát triển nhà ở cho người thu nhập thấp và các đối tượng chính sách.
Sáng 19/12, Thủ tướng dẫn đầu đoàn công tác của Chính phủ làm việc với lãnh đạo Thành phố Hà Nội về giải pháp tháo gỡ khó khăn đối với thị trường bất động sản. Hà Nội là địa phương thứ 2 sau TP HCM làm việc với đoàn về nội dung này.
Tham dự buổi làm việc có Bí thư thành ủy Phạm Quang Nghị, Bí thư Thành ủy Hà Nội, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh, lãnh đạo các Bộ, ngành hữu quan, lãnh đạo một số ngân hàng và doanh nghiệp trên địa bàn.
Báo cáo của UBND TP Hà Nội cho biết, tồn kho nhà chung cư, biệt tự, liền kề khoảng hơn 9.100 căn, thậm chí thu nhập thấp còn tồn khoảng 330 căn hộ. Trong khi đó, các hộ gia đình có bình quân diện tích dưới mức bình quân khoảng 375.000 hộ, tương đương 52% số hộ gia đình trên địa bàn. 114.500 cán bộ công nhân viên chức có nhu cầu mua nhà ở.
Thủ tướng cho rằng, tồn đọng bất động sản có nguyên nhân đầu tiên là quản lý nhà nước yếu kém. “Dân còn nghèo mà quy hoạch dự án toàn nhà to, nhà sang. Lúc thừa thì toàn thừa nhà to nhà sang, trong khi nhà nhỏ, nhà thu nhập thấp cho người lao động thì vẫn thiếu”, Thủ tướng nói.
Vì vậy, Thủ tướng chỉ đạo kiên quyết đưa ra gói tín dụng lãi suất thấp cho đối tượng mua nhà xã hội, lãi suất nên ở mức 4-5% mỗi năm sau khi đã có hỗ trợ của địa phương. Ngoài ra, Hà Nội cần tính toán để bên cạnh chính sách chung, có chính sách cụ thể cho người thu nhập thấp, đối tượng được hưởng nhà ở xã hội có thể mua được nhà.
Thủ tướng làm việc với bộ ngành sáng nay. Ảnh: BXD
70% nợ xấu của ngân hàng hiện nay có nguồn gốc từ bất động sản. Thủ tướng cho rằng cần có đề án tổng thể giải quyết nợ xấu và thành lập doanh nghiệp mua lại nợ xấu, giúp các đơn vị vượt qua khó khăn hiện nay. Bản thân ngân hàng thương mại cũng phải tự cơ cấu lại nợ, thiết lập dự phòng rủi ro, tích cực xử lý tài sản thế chấp.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình cho rằng, trong năm 2013 sẽ xử lý khoảng 100 đến 150.000 tỷ đồng nợ trong bất động sản. Thêm vào đó, Ngân hàng Nhà nước sẽ cung ứng 20.000 đến 40.000 tỷ cho các ngân hàng thương mại để cho vay mua nhà trong 10 năm. Tuy nhiên, theo ông Bình, mấu chốt là phải cơ cấu vốn doanh nghiệp và sàng lọc nhà đấu tư bất động sản cũng như cần có giá nhà hợp lý. "Đối với các dự án đang triển khai cần tính tới khả năng hoàn thành để cứu đồng thời tích cực thu hồi các dự án quây tôn", ông nói.
Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng đề nghị Hà Nội cần thành lập ngay Ban công tác tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản tại địa phương. Đối với các công trình nhà ở đã hoàn thành nhưng tồn kho không bán được do diện tích căn hộ quá lớn thì tùy theo từng khu vực, cho phép điều chỉnh cơ câu căn hộ cho phù hợp với nhu cầu và khả năng thanh toán của đại bộ phận người dân.
Kết thúc cuộc họp, Thủ tướng đề nghị, các giải pháp cần được đưa vào nghị quyết của Chính phủ để triển khai ngay từ đầu năm 2013. Mục tiêu của năm 2013 là ổn định kinh tế vĩ mô, lạm phát phải thấp hơn năm 2012, tăng trưởng phải cao hơn 2012, an sinh xã hội phải bảo đảm, trật tự xã hội phải giữ vững… Để bảo đảm mục tiêu trên, Thủ tướng cho rằng, gốc vấn đề là khôi phục, phát triển sản xuất kinh doanh, trong đó xử lý nợ xấu, hàng tồn kho bất động sản là hết sức quan trọng.
Cho rằng thị trường bất động sản liên quan đến nhiều lĩnh vực kinh tế, Bộ trưởng Tài chính Vương Đình Huệ đánh giá, cần giải pháp trong ngắn hạn và dài hạn để tháo gỡ khó khăn. Một trong những điều quan trọng là cần tạo niềm tin cho người tiêu dùng bằng cách thành phố công khai tên, thời gian, tiến độ hoàn thành dự án. Ngoài ra, Bộ Xây dựng cần thống kê và đánh giá chính xác về nợ đọng, dư nợ. Bộ Tài chính cho biết sẽ cho giảm 50% tiền thuê đất để gỡ khó cho doanh nghiệp.
"Giảm thuế thu nhập doanh nghiệp xuống 10% đối với đơn vị đầu tư nhà ở xã hội. Gia hạn VAT cho các doanh nghiệp bất động sản và vật liệu xây dựng", Bộ trưởng Huệ cho hay.
Hoàng Lan
Sáng 19/12, Thủ tướng dẫn đầu đoàn công tác của Chính phủ làm việc với lãnh đạo Thành phố Hà Nội về giải pháp tháo gỡ khó khăn đối với thị trường bất động sản. Hà Nội là địa phương thứ 2 sau TP HCM làm việc với đoàn về nội dung này.
Tham dự buổi làm việc có Bí thư thành ủy Phạm Quang Nghị, Bí thư Thành ủy Hà Nội, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh, lãnh đạo các Bộ, ngành hữu quan, lãnh đạo một số ngân hàng và doanh nghiệp trên địa bàn.
Báo cáo của UBND TP Hà Nội cho biết, tồn kho nhà chung cư, biệt tự, liền kề khoảng hơn 9.100 căn, thậm chí thu nhập thấp còn tồn khoảng 330 căn hộ. Trong khi đó, các hộ gia đình có bình quân diện tích dưới mức bình quân khoảng 375.000 hộ, tương đương 52% số hộ gia đình trên địa bàn. 114.500 cán bộ công nhân viên chức có nhu cầu mua nhà ở.
Thủ tướng cho rằng, tồn đọng bất động sản có nguyên nhân đầu tiên là quản lý nhà nước yếu kém. “Dân còn nghèo mà quy hoạch dự án toàn nhà to, nhà sang. Lúc thừa thì toàn thừa nhà to nhà sang, trong khi nhà nhỏ, nhà thu nhập thấp cho người lao động thì vẫn thiếu”, Thủ tướng nói.
Vì vậy, Thủ tướng chỉ đạo kiên quyết đưa ra gói tín dụng lãi suất thấp cho đối tượng mua nhà xã hội, lãi suất nên ở mức 4-5% mỗi năm sau khi đã có hỗ trợ của địa phương. Ngoài ra, Hà Nội cần tính toán để bên cạnh chính sách chung, có chính sách cụ thể cho người thu nhập thấp, đối tượng được hưởng nhà ở xã hội có thể mua được nhà.
Thủ tướng làm việc với bộ ngành sáng nay. Ảnh: BXD
70% nợ xấu của ngân hàng hiện nay có nguồn gốc từ bất động sản. Thủ tướng cho rằng cần có đề án tổng thể giải quyết nợ xấu và thành lập doanh nghiệp mua lại nợ xấu, giúp các đơn vị vượt qua khó khăn hiện nay. Bản thân ngân hàng thương mại cũng phải tự cơ cấu lại nợ, thiết lập dự phòng rủi ro, tích cực xử lý tài sản thế chấp.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình cho rằng, trong năm 2013 sẽ xử lý khoảng 100 đến 150.000 tỷ đồng nợ trong bất động sản. Thêm vào đó, Ngân hàng Nhà nước sẽ cung ứng 20.000 đến 40.000 tỷ cho các ngân hàng thương mại để cho vay mua nhà trong 10 năm. Tuy nhiên, theo ông Bình, mấu chốt là phải cơ cấu vốn doanh nghiệp và sàng lọc nhà đấu tư bất động sản cũng như cần có giá nhà hợp lý. "Đối với các dự án đang triển khai cần tính tới khả năng hoàn thành để cứu đồng thời tích cực thu hồi các dự án quây tôn", ông nói.
Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng đề nghị Hà Nội cần thành lập ngay Ban công tác tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản tại địa phương. Đối với các công trình nhà ở đã hoàn thành nhưng tồn kho không bán được do diện tích căn hộ quá lớn thì tùy theo từng khu vực, cho phép điều chỉnh cơ câu căn hộ cho phù hợp với nhu cầu và khả năng thanh toán của đại bộ phận người dân.
Kết thúc cuộc họp, Thủ tướng đề nghị, các giải pháp cần được đưa vào nghị quyết của Chính phủ để triển khai ngay từ đầu năm 2013. Mục tiêu của năm 2013 là ổn định kinh tế vĩ mô, lạm phát phải thấp hơn năm 2012, tăng trưởng phải cao hơn 2012, an sinh xã hội phải bảo đảm, trật tự xã hội phải giữ vững… Để bảo đảm mục tiêu trên, Thủ tướng cho rằng, gốc vấn đề là khôi phục, phát triển sản xuất kinh doanh, trong đó xử lý nợ xấu, hàng tồn kho bất động sản là hết sức quan trọng.
Cho rằng thị trường bất động sản liên quan đến nhiều lĩnh vực kinh tế, Bộ trưởng Tài chính Vương Đình Huệ đánh giá, cần giải pháp trong ngắn hạn và dài hạn để tháo gỡ khó khăn. Một trong những điều quan trọng là cần tạo niềm tin cho người tiêu dùng bằng cách thành phố công khai tên, thời gian, tiến độ hoàn thành dự án. Ngoài ra, Bộ Xây dựng cần thống kê và đánh giá chính xác về nợ đọng, dư nợ. Bộ Tài chính cho biết sẽ cho giảm 50% tiền thuê đất để gỡ khó cho doanh nghiệp.
"Giảm thuế thu nhập doanh nghiệp xuống 10% đối với đơn vị đầu tư nhà ở xã hội. Gia hạn VAT cho các doanh nghiệp bất động sản và vật liệu xây dựng", Bộ trưởng Huệ cho hay.
Hoàng Lan
Tổng hợp: Báo mua bán nhà đất HPT